Nam Phi: Nuôi sư tử cho dân chơi lắm tiền bắn chết, thu 400 triệu/lần

Đây là lần đầu tiên bí mật về nghề nuôi sư tử làm thú săn được hé lộ.

Tại Nam Phi, những trang trại nuôi sư tử làm thú săn phục vụ giới lắm tiền đã tồn tại vài chục năm nay. Những con sư tử con khi vừa sinh ra đã bị tách mẹ rồi nuôi lớn. Sau đó, chúng được thả vào các khu vực có kiểm soát rồi bán vé cho những người nhiều tiền, thích săn bắn tới lập “chiến công”.
Nam Phi: Nuoi su tu cho dan choi lam tien ban chet, thu 400 trieu/lan
Sư tử con được nuôi thủ công. 
Riêng năm 2017 đã có 800 con sư tử bị bắn chết vì thú vui “săn trong hộp kín” này. Đây thậm chí là ngành nghề hợp pháp và mang lại rất nhiều tiền cho Nam Phi. Quốc gia châu Phi này hiện có 200 trang trại và 8.000 con sư tử đang được nuôi nhốt, chờ ngày trở thành “chiến lợi phẩm”. Số lượng sư tử nuôi nhốt lớn gấp đôi số sư tử sống ngoài tự nhiên.
Quy trình nuôi sư tử cho tới lúc bị bắn chết là bí mật lâu nay và gần đây, phóng viên tờ Daily Mail mới thâm nhập và hiểu được phần nào câu chuyện đằng sau.
Trung bình mỗi thợ săn phải trả 13.000 bảng Anh (khoảng 400 triệu đồng) một lần săn bắn. Sau khi giết được sư tử, họ được cầm xương sọ và da của chúng về nhà. Phần xác còn lại sẽ được bán cho những lái buôn từ châu Á. Những phần như thịt, xương được xẻ ra và có thể bán với giá 50.000 bảng Anh trên thị trường chợ đen.
Tại công viên Ukutula, nằm cách thành phố Johannesburg hơn 2 giờ lái xe, những con sư tử con được đặt nuôi trong những chiếc giỏ phủ len. Sau khi sinh vài ngày, chúng được tách mẹ rồi được nuôi thủ công bởi các công nhân. Nhiều thanh niên chấp nhận làm tình nguyện tại đây vì nghĩ rằng đây là hành động cứu giúp những con sư tử tội nghiệp.
Lúc sư tử được một tháng tuổi, du khách có thể trả tiền để tới nô đùa, chụp ảnh cùng những con sư tử này. Mỗi con sư tử phải “chơi với khách” vài tiếng một ngày. Khi sư tử lớn hơn một chút, chúng sẽ được đưa tới các khu vực trò chơi “thử thách bụi rậm”. Lúc này, du khách sẽ cầm theo một cái gậy, đi khám phá trong khu thử thách và đối mặt với những con sư tử “thiếu niên”. Nếu họ vượt qua được thử thách, du khách sẽ được nhận “bằng dũng cảm”.
Một hướng dẫn viên của khu bảo tồn nói rằng nếu sư tử giết được một con mồi ngoài tự nhiên, miếng mồi đó sẽ bị tước đoạt. Điều này khiến chúng hiểu rằng chỉ có thể được ăn nếu ở trong cũi. Do đó, không con sư tử nào trốn ra ngoài.
Khi đạt 3 hay 4 tuổi, sư tử đực bắt đầu có bờm và sẽ là mục tiêu cho những thợ săn. Nhiều trung tâm thả sư tử ra ngoài tự nhiên trước một tuần sau đó mới thực hiện việc săn bắn. Thực ra, những con sư tử này đã quá quen với tiếng người nên khi gọi, chúng sẽ tiến lại gần và dễ dàng hơn cho thợ săn nã đạn.
Nam Phi: Nuoi su tu cho dan choi lam tien ban chet, thu 400 trieu/lan-Hinh-2
Một thợ săn vừa bán chết con sư tử trắng. 
Clayton Fletcher, một chủ trại nuôi sư tử, nói: “Giá trị duy nhất của sư tử là bị săn và nếu sư tử không còn được săn, các trang trại sẽ không nhân giống sư tử nữa. Lúc đó, loài này sẽ tuyệt chủng”.
Ông Clayton khẳng định mỗi con sư tử bị bắn rồi bán ra nước ngoài, ông đã cứu một con sư tử khác ngoài tự nhiên. “Để đưa một con sư tử ra ngoài, chúng tôi cần tới 8 giấy phép”, Clayton nói.

Vì sao Tổng thống Putin rất ít khi cười?

Có lẽ vì là một trong những người đàn ông quyền lực nhất hành tinh, nên người ta thường rất hiếm khi thấy được nụ cười trên môi Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng có lần "than vãn" về điều này.

7 câu hỏi về tàu ngầm Argentina mất tích

Nhiều nghi vấn được đặt ra sau khi chiếc tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích gần 10 ngày, đặc biệt sau thông tin cho biết có thể một vụ nổ đã xảy ra bên trong tàu.

7 cau hoi ve tau ngam Argentina mat tich
Tàu khu trục ARA Sarandi (trên) của Argentina cùng các tàu khác tham gia công tác tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích ở Đại Tây Dương - Ảnh: AFP. 

Tám ngày sau khi tín hiệu liên lạc cuối cùng của chiếc tàu ngầm mất tích ARA San Juan được báo cáo, ngày 23/11 Hải quân Argentina cho biết có khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên chiếc tàu ngầm. Thông tin này cũng đã gần như làm chấm dứt mọi hy vọng về sự sống sót của 44 thủy thủ bên trong tàu ngầm.

Hải quân Argentina đã mất tất cả liên lạc với tàu ngầm ARA San Juan vào lúc 7h30 sáng 15/11 và một tiếng động bất thường cũng được phát hiển tại cùng địa điểm trên vào lúc 10h31 sáng cùng ngày.

Khi được hỏi về thông tin này, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết tiếng ồn trên "có dấu hiệu giống vụ nổ được ghi nhận ngoài khơi Argentina vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích". Ông cho biết hiện tình hình "nguy kịch".

Nếu thật sự chiếc tàu ngầm đã nổ và các thủy thủ đã thiệt mạng thì đây là thảm kịch tàu ngầm chết chóc nhất kể từ vụ chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga vào tháng 8-2000, đồng thời là vụ mất mát sinh mạng lớn nhất của quân đội Argentina kể từ chiến tranh Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.

Những bí ẩn xoay quanh vụ mất tích của chiếc tàu ngầm Argentina cũng làm nảy sinh bảy câu hỏi về thảm kịch tàu ngầm này.

Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?

Hải quân Argentina nói rằng hiện họ không có đủ thông tin để kết luận nguyên nhân gây ra vụ nổ và liệu con tàu có phải đã bị tấn công hay không.

Một nguyên nhân khả dĩ là chiếc tàu ngầm ARA San Juan đã di chuyển vào hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth). Đây là độ sâu mà các bộ phận của tàu ngầm sẽ không thể chịu được áp lực nước.

Độ sâu phá hủy của hầu hết tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng có thể độ sâu này lớn hơn 400 mét. Vị trí tìm kiếm chiếc tàu ngầm Argentina vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

"Nếu một tàu ngầm lặn xuống độ sâu phá hủy, nó sẽ chỉ nổ tung mà thôi" - ông James H Patton Jr, một chỉ huy hải quân về hưu, trả lời hãng tin AP. Theo ông, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể ghi nhận được.

Vào năm 1963, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher của Mỹ khi di chuyển gần "độ sâu phá hủy" gần 396 mét thì nó đã phát tín hiệu cho biết đang gặp một số sự cố nhỏ.