Mỹ vượt “vạch đỏ”, đồng minh của ông Assad dọa “đáp trả vũ lực”...

(Kiến Thức) - Nga, Iran và các lực lượng hậu thuẫn Tổng thống Assad cho rằng việc Mỹ oanh kích căn cứ không quân Syria ngày 4/4 là “vượt qua giới hạn đỏ”.

Ngày 9/4, một trung tâm chỉ huy chung tập hợp các lực lượng của Nga, Iran và các nhóm vũ trang ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad lên tiếng cho rằng các vụ oanh kích của Mỹ vào căn cứ không quân Syria ngày 7/4 vừa qua đã vượt “giới hạn đỏ” và họ sẽ đáp trả bất cứ hành động gây hấn nào của Mỹ.
Trước đó, rạng sáng 7/4, Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình vào căn cứ không quân Syria, nơi bị cho là điểm xuất phát của chiến dịch tấn công nghi bằng vũ khí hóa học ở Idlib ngày 4/4 làm 72 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Động thái này đánh dấu sự leo thang vai trò của Mỹ ở Syria và nó đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ các đồng minh của Tổng thống Assad là Nga và Iran.
Đe dọa đáp trả vũ lực
Thông cáo chung từ các đồng minh của ông Assad công bố trên kênh Ilam al Harbi nêu rõ: “Việc Mỹ có hành động gây hấn ở Syria là vượt qua giới hạn đỏ. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ đáp trả bằng vũ lực với bất cứ kẻ gây hấn nào hoặc hành động phá vỡ giới hạn đỏ của bất cứ ai. Và Mỹ biết rõ khả năng đáp trả rất tốt của chúng tôi.”
Các đồng minh của ông Assad tuyên bố, vụ oanh kích của Mỹ ngày 7/4 sẽ không thể ngăn chặn họ giải phóng toàn bộ lãnh thổ Syria.
Thông cáo của trung tâm chỉ huy chung này cũng cho rằng, việc hàng trăm lính đặc nhiệm Mỹ hiện diện ở miền Bắc Syria để giúp phe đối lập Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) đánh lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là “phi pháp”, đồng thời cáo buộc Washington đã có kế hoạch lâu dài để chiếm khu vực này.
Tổng thống Nga và Iran lên tiếng
Điện Kremlin ngày 10/4 cho biết, trong cuộc điện đàm mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhất trí rằng hành động gây hấn của Mỹ ở Syria là “không thể chấp nhận được” và “vi phạm luật pháp quốc tế”.
My vuot “vach do”, dong minh cua ong Assad doa “dap tra vu luc”...
 Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhất trí rằng hành động gây hấn của Mỹ ở Syria là “không thể chấp nhận được” và “vi phạm luật pháp quốc tế”. Ảnh: Press TV
Hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi một cuộc điều tra khách quan về vụ việc có liên quan đến vũ khí hóa học ở Idlib, đồng thời tuyên bố Nga và Iran sẵn sàng tăng cường hợp tác chống khủng bố.
Quân đội Syria bị cho là thất thế trên chiến trường cho đến khi Nga can thiệp quân sự tháng 9/2015, củng cố lại vị thế cho ông Assad cũng như bảo vệ lợi ích của Moscow tại chính khu vực này. Ông Assad cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhóm vũ trang người Shi'ite ở Iran và phong trào Hezbollah của Lebanon.
Hãng thông tấn chính thức Iran IRNA dẫn lời Lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei cho rằng vụ oanh kích của Mỹ là “một sai lầm thảm họa và là sự lặp lại những sai lầm trong quá khứ”.
Mỹ mong Nga xem xét lại quan hệ đồng minh với ông Assad
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng chính việc Nga không có hành động nào ở Syria đã góp phần thúc đẩy vụ tấn công hóa học tại quốc gia Trung Đông này và buộc Mỹ phải có phản ứng đáp trả. Washington cho rằng Moscow đã không thực thi được thỏa thuận năm 2013 nhằm đảm bảo an toàn và phá hủy vũ khí hóa học ở Syria.
Ông Tillerson cho biết, Mỹ kỳ vọng Nga có lập trường cứng rắn hơn đối với Syria thông qua việc xem xét lại mối quan hệ đồng minh với ông Assad bởi vì “mỗi một lần xảy ra các vụ tấn công kinh hoàng như thế này, Nga lại bị đẩy gần hơn tới việc phải chịu trách nhiệm”.
Hãng tin Reuters dẫn lời lực lượng đối lập và người dân tỉnh miền Tây Bắc Idlib cho biết các máy bay bị cho là của Nga đã tiến hành 8 cuộc không kích trong ngày 9/4 nhằm vào thị trấn Khan Sheikhoun, nơi xảy ra vụ tấn công ngày 4/4. Các vụ không kích ngày 9/4 cũng nhằm vào một số thị trấn khác do phe đối lập kiểm soát là Saraqeb và Sarmin tuy nhiên tất cả đều không gây ra thương vong nào.
Trong khi đó, số nạn nhân thiệt mạng trong một vụ không kích vào thị trấn do phe đối lập kiểm soát Urum al-Joz (Idlib) đã tăng lên 19 người, trong đó có 6 trẻ em, nhà hoạt động và cư dân.
Cũng theo Reuters, ngày 8-9/4 vừa qua, ở thành phố miền Nam Daraa, những máy bay bị cho là của Nga đã leo thang không kích nhằm vào nhóm đối lập Quân đội Syria Tự do (FSA) và các nhóm thánh chiến khác. Đây được xem là nỗ lực giành lại quận Manshiya, nơi giao tranh ác liệt kéo dài gần 2 tháng qua./.

Những sự thật gây sốc về đất nước Yemen

(Kiến Thức) - Chiến tranh liên miên ở  đất nước Yemen trong vài năm qua đã khiến 10.000 dân thường thiệt mạng và hàng nghìn trẻ em phải "tòng quân".

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen
 Ngày 9/8/2016, 18 dân thường vô tội, trong đó có 7 trẻ em, đã thiệt mạng vì các bẫy mìn ở Taizz – thành phố lớn thứ ba của đất nước Yemen. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-2
Nhiều thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc nội chiến ở Yemen. Thủ đô Sanaa cũng bị hư hại nặng nề trong chiến tranh và hai triệu người đang phải tìm chỗ ở mới để lánh nạn. Tại Al Hudaydah, thành phố lớn thứ tư ở Yemen cũng nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy Houthi, nhiều dân thường vô tội thiệt mạng do các vụ không kích của liên quân Arập. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-3
 Theo ước tính, các cuộc giao tranh tại đất nước Yemen trong vài năm qua đã khiến 16.200 người thiệt mạng, trong đó có 10.000 dân thường. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-4
Mạng lưới khủng bố al-Qaeda và phiến quân IS là những kẻ "ngư ông đắc lợi" trong cuộc xung đột tại Yemen. Chúng lợi dụng sự hỗn loạn tại quốc gia Trung Đông này lôi kéo những người dân thường gia nhập các tổ chức khủng bố cực đoan. Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-5
Ả-rập Xê-út, quốc gia lớn nhất ở khu vực Trung Đông, thường xuyên tiến hành các cuộc không kích nhằm vào quân nổi dậy Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, các vụ oanh kích của Ả-rập Xê-út đã gây nhiều thương vong cho dân thường.  Ảnh The Richest

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-6
Người dân ở đất nước Yemen đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng do thiếu lương thực, nước uống, điều kiện vệ sinh không đảm bảo,... 

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-7
 Chỉ có duy nhất một ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Yemen năm 2002, đó là ông Abd Rabbuh Mansur Hadi. Ông Hadi sau đó đã trở thành Tổng thống Yemen khi nhận được hơn 6,6 triệu phiếu bầu.

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-8
Mạng lưới khủng bố Al-Qaeda hiện diện mạnh mẽ ở Yemen. Được biết, gia đình của trùm khủng bố Osama bin Laden từng sinh sống tại quốc gia này trước khi chuyển tới Ả-rập Xê-út. Ngoài ra, các tay súng thánh chiến Hồi giáo từng tham chiến ở Afghanistan đã chuyển tới Yemen, thành lập mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Bán đảo Ả-rập (AQAP) năm 2009. 


Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-9
 Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), quân nổi dậy Houthi đã dùng dụng dân thường làm “lá chắn sống” chống lại các vụ không kích của liên quân Arập vào trường học, bệnh viện và nhiều tòa nhà quan trọng khác trên khắp Yemen.

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-10
Cộng đồng Do Thái đã sinh sống ở Yemen trong suốt 2000 năm qua,  nhưng hiện tại, chỉ còn lại chưa đầy 50 người ở Yemen. Họ bị ngược đãi thậm tệ, khiến nhiều người phải chạy sang Israel. 

Nhung su that gay soc ve dat nuoc Yemen-Hinh-11
 Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, ít nhất 1.500 trẻ em phải "tòng quân" vì không có lựa chọn nào khác. (Nguồn ảnh: The Richest)

Loạt ảnh về đất nước Trung Quốc thời nhà Thanh

(Kiến Thức) - Loạt ảnh về đất nước Trung Quốc chụp vào khoảng cuối thể kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20 hé mở phần nào về cuộc sống người dân dưới thời nhà Thanh.

Loat anh ve dat nuoc Trung Quoc thoi nha Thanh
 Ngôi chùa Jinshan trên một mô đất nằm trên sông Min ở Hongtang trong khoảng năm 1871.