Mỹ và Israel chính thức rút khỏi UNESCO

Mỹ và Israel đã chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vào thời khắc bước sang năm mới 2019.

Theo PBS, việc rút khỏi UNESCO của Mỹ và Israel chỉ là thủ tục nhưng nó là cú đòn giáng vào tổ chức này. Mỹ là đồng sáng lập UNESCO sau Thế chiến II.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi UNESCO từ tháng 10/2017 và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau đó đã có quyết định tương tự.
My va Israel chinh thuc rut khoi UNESCO
 
Tổ chức đóng tại Paris này từng bị lên án có thành kiến với Israel. Trong khi đó, Mỹ yêu cầu phải "cải tổ cơ bản" ở UNESCO, cơ quan nổi tiếng với chương trình Di sản thế giới nhằm bảo vệ truyền thống và địa điểm văn hóa.
Việc Mỹ và Israel rút lui không tác động mạnh tới vấn đề tài chính của UNESCO, do tổ chức này đã đối mặt với việc bị cắt giảm ngân sách từ năm 2011 khi cả Israel và Mỹ dừng nộp hội phí sau khi Palestine được công nhận là Mỹ sẽ rút khỏi UNESCO.
Trước đây, Mỹ từng có lần rút khỏi UNESCO. Chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan quyết định như vậy vào năm 1984. Tới năm 2003, Mỹ lại tái gia nhập.

Cảnh thanh bình của quần đảo Solovetsky ở Biển Trắng

Năm 1974, quần đảo Solovetsky ở Biển Trắng đã được công nhận là một di tích lịch sử, bảo tàng kiến trúc và khu bảo tồn thiên nhiên của Liên Xô.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang
 Toàn cảnh Tu viện Solovetsky trên quần đảo Solovetsky ở Biển Trắng, miền Bắc nước Nga.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-2
 Tu viện Solovetsky là thắng cảnh lớn và trung tâm tâm linh của người dân trên đảo.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-3
 Các tu sĩ trên đảo thực hiện một nghi thức tôn giáo.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-4
Nhà thờ Golgotha-Crucifixion Skete trên đỉnh núi Golgotha ở đảo Anzersky thuộc quần đảo Solovetsky.  

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-5
 Một thầy tu rung chuông tại nhà thờ.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-6
 Một thầy tu của Tu viện Solovetsky.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-7
 Cư dân Warden Vyacheslav Stolyarov ở đảo Lớn, thuộc quần đảo Solovetsky.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-8
Quần thể văn hóa và lịch sử của quần đảo Solovetsky được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-9
 Chuông lớn tại Tu viện Solovetsky.
Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-10
 Một phụ nữ đang làm việc tại vườn bếp trên đảo Lớn.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-11
Nhà thờ Ascension trên ngọn đồi Sekirnaya. 

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-12
 Một tín đồ đang hành lễ tại Nhà thờ Ascension.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-13
 Nhà thờ St. Andrew trên đảo Lớn.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-14
 Mê cung đá cổ trên đảo Lớn.

Canh thanh binh cua quan dao Solovetsky o Bien Trang-Hinh-15
 Đảo Lớn thuộc quần đảo Solovetsky.

Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường Mỹ-Trung sẽ không xảy ra

Thay vì một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa 2 siêu cường, thế giới đang hướng đến một hệ thống đa cực do 4 quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức dẫn đầu, chuyên gia của tờ Project Syndicate nhận định.

Những tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington thời gian qua khiến nhiều người bắt đầu mường tượng tới viễn cảnh Mỹ-Trung Quốc sẽ bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng theo nhà bình luận chính trị Ngaire Woods của Project Syndicate, bất chấp những lời đồn thổi và các kịch bản mà truyền thông vẽ ra, chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường này khó có thể xảy ra.
Chien tranh Lanh giua hai sieu cuong My-Trung se khong xay ra
Kịch bản Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ khó xảy ra. (Ảnh: CNN) 
Với Trung Quốc, giới chức nước này sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách cải cách theo con đường của riêng mình. Với bản thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ưu tiên trước nhất của ông là giảm tham nhũng, ổn định chính sách đối nội và bất cứ nỗ lực nào ngăn cản mục tiêu này đều vượt qua lằn ranh đỏ.
Trong khi đó, Tổng thống Trump không bị ảnh hưởng bởi lời kêu gọi tiếp cận gần hơn với nền kinh tế Trung Quốc của các đầu tư, tài chính và công nghệ khổng lồ của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ có những ưu tiên cấp bách hơn. Ông muốn tăng cường sản xuất trong nước bằng cách hồi hương các chuỗi cung ứng toàn cầu và ngăn chặn hoặc hạn chế nhập khẩu.
Bà Woods - người sáng lập trường Blavatnik thuộc Đại học Oxford, tin rằng những tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng nó sẽ làm cả 2 quốc gia này suy yếu và mở ra một thế giới đa cực hơn.
Với Trung Quốc, mặc cho chính quyền Trump liên tục tung ra các mức thuế quan mới, các biện pháp trừng phạt hay các tuyên bố chỉ trích nặng nề, Bắc Kinh cũng không có nhiều lựa chọn để đáp trả.
Trong khi đó, ở Mỹ, quyết định theo đuổi các mức thuế đánh lên trung Quốc của Tổng thống Trump được các chuyên gia kinh tế nhận định là hành động thương mại tự hủy hoại nhất từ trước tới nay. Và việc chính quyền tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm điều khoản nhằm ngăn chặn Canada hoặc Mexico đàm phán với Trung Quốc cũng vấp phải những chỉ trích tương tự.
Nhiều chuyên gia cho rằng những quyết định này của Tổng thống Trump sẽ khiến Mỹ bị đồng minh xa lánh và thực tế thì điều này đã và đang xảy ra.
Theo Project Syndicate, chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump giờ đang dịch chuyển thành “nước Mỹ một mình”. Tổng thống Trump đã liên tục rút Mỹ ra khỏi hàng loạt các hiệp định, hiệp ước quốc tế từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, UNESCO, thỏa thuận hạt nhân với Iran, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc hay Liên minh bưu chính thế giới. Mặc cho việc Mỹ rút khỏi, các nước vẫn tiếp tục duy trì các hiệp định, hiệp ước, tổ chức này.
Chien tranh Lanh giua hai sieu cuong My-Trung se khong xay ra-Hinh-2
Chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump giờ chuyển thành "Nước Mỹ một mình". (Ảnh: AP/Ross Franklin) 
Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền Trump cũng yêu cầu các nước khác phải giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, gia tăng sức ép lên đồng minh buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng để giảm gánh nặng tài chính cho Washington.