Mỹ - Triều Tiên nhóm họp chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh lần hai

Một phái đoàn của Triều Tiên về vấn đề hạt nhân dự kiến sẽ tham dự các vòng đối thoại với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và có thể gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm tới Washington tạo tiền đề cho thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai.

Bức thư thứ hai của ông Kim?
Ông Kim Yong Chol đã tới Washington vào tối hôm 17/1 (giờ Mỹ) trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên kể từ hồi tháng 6/2018, ngay trước kỳ Hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore. Các nỗ lực hướng tới giải giáp hạt nhân kể từ đó đến nay đã bị chững lại.
Chỉ vài giờ trước khi ông Kim Young Chol tới Washington, Tổng thống Trump - người từng tuyên bố rằng mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên đã chấm dứt - công bố chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Mỹ.
Theo AP, nhằm bảo vệ nước Mỹ trước các mối đe dọa từ hệ thống tên lửa hiện đại của các nước khác, Tổng thống Trump đã công bố các kế hoạch thiết lập một loạt các thiết bị cảm biến trong không gian và các hệ thống công nghệ cao khác, nhằm phát hiện nhanh và sớm đánh bại các cuộc tấn công.
My - Trieu Tien nhom hop chuan bi Hoi nghi thuong dinh lan hai
 Lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tổ chức hôm 12/6/2018 tại Singapore. Ảnh: AP.
“Trong thời điểm các mối đe dọa đang gia tăng chóng mặt, chúng ta phải chắc chắn rằng năng lực phòng thủ của chúng ta là vô song và không nước nào trên thế giới địch nổi”- ông Trump nói.
Ông Kim Yong Chol- Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên - dự kiến sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Pompeo, và sau đó có thể gặp ông Trump tại Nhà Trắng. Chuyến thăm này đã đánh tín hiệu về triển vọng đạt bước tiến mới trong vấn đề giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vốn đã bị đình trệ trong nhiều tháng. Ngoài ra, chuyến thăm này đặt mục tiêu dọn đường cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần hai.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự khác biệt giữa Mỹ và Triều Tiên được thu hẹp. Washington yêu cầu Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân mà họ cho là đe dọa nước Mỹ, trong khi chính quyền Bình Nhưỡng yêu cầu gỡ bỏ các lệnh cấm vận.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Pompeo đã lên kế hoạch gặp gỡ ông Kim Yong Chol để thảo luận về việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai, nhưng cuộc họp này bị hủy vào phút chót. Lãnh đạo Kim Jong-un mới đây nói trong bài phát biểu nhân dịp đầu năm mới rằng, ông sẵn lòng gặp gỡ ông Trump “bất cứ lúc nào”.
Thiếu bước tiến cụ thể
Trong chuyến thăm tới Washington vào tháng 6 năm ngoái, ông Kim Yong Chol đã trao một bức thư của lãnh đạo Kim Jong-un tới ông Trump, trong đó gợi mở về việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore. Sự kiện lịch sử đó đã đưa ra được một cam kết từ lãnh đạo Triều Tiên trong việc giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó khiến ông Trump tuyên bố rằng, “không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên”.
Dù thiếu các bước tiến đáng kể từ sau cuộc gặp đó, Tổng thống Trump vẫn mong chờ một kỳ họp thượng đỉnh khác.
Hôm 18/1, kênh CNN của Mỹ dẫn một nguồn tin thân với các vòng đàm phán Mỹ-Triều nói rằng, ông Kim Yong Chol lần này cũng mang theo một bức thư mới từ lãnh đạo Triều Tiên gửi tới ông Trump.
Giới phân tích nhận định rằng, nhân chuyến thăm lần này, giới chức Triều Tiên mong muốn tìm hiểu rõ hơn thông điệp của chính quyền Trump về bất cứ sự nhượng bộ nào mà họ có thể đưa ra.
“Phía Triều Tiên cần có một tín hiệu rõ ràng về việc liệu Mỹ sẽ đưa ra sự nhượng bộ nào trên bàn đàm phán”- Jenny Town, chuyên gia Triều Tiên thuộc chuyên trang phân tích 38North, nhận định.
Trong hôm 16/1, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói rằng, nếu Triều Tiên có bước tiến vững chắc hướng tới từ bỏ các chương trình vũ khí, Washington có thể đề xuất chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, nối lại viện trợ nhân đạo hoặc thiết lập kênh đối thoại song phương.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Trump từng lên tiếng khẳng định bước tiến trong đối thoại với Triều Tiên, nói rằng Bình Nhưỡng đã ngừng thử nghiệm bom và tên lửa, và nếu không nhờ những điều mà chính quyền của ông làm được, “các bạn đã có một cuộc chiến lớn ở châu Á”.

Cư dân Greenland “gồng mình” đối phó biến đổi khí hậu

(Kiến Thức) - Thị trấn Tasiilaq ở phía đông nam Greenland hiện là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân nơi đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng nóng lên toàn cầu.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau
Theo hãng thông tấn Reuters, người dân thị trấn Tasiilaq – một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới - đang phải “gồng mình” đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-2
Julius Nielsen, 40 tuổi, sống bằng nghề săn bắt và đánh cá trong suốt hàng chục năm qua. “Không có tuyết, thời tiết quá nóng và nước không đóng băng”, Nielsen chia sẻ về tình hình ở thị trấn này. 

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-3
Các nhà khoa học cho biết tình trạng nóng lên toàn cầu khiến băng tan nhanh và làm mực nước biển dâng cao. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân thị trấn Greenland nhỏ bé này. 

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-4
 “Trong 10 năm qua, việc di chuyển đến các khu săn bắn thông thường bằng xe chó kéo đã trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thời tiết bất thường, băng mỏng hoặc không có băng”, Nielsen chia sẻ.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-5
 Công việc dẫn khách du lịch của Lars Anker Moeller, đến từ Công ty lữ hành Arctic-Dream, cũng bị ảnh hưởng do tình trạng băng tan.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-6
 “Trước đây, tôi có thể sử dụng xe chó kéo để đưa khách du lịch đi tham quan. Nhưng bây giờ, tôi thường phải dẫn du khách đi các tuyến đường khác vì tình trạng thiếu băng”, Moeller chia sẻ.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-7
Trong ảnh là thợ săn hải cẩu Henrik Josvasson ở thị trấn Tasiilaq. 

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-8
 Josvasson cúi xuống để vớt chú hải cẩu mà ông vừa săn được.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-9
 "Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, biến đổi khí hậu liên quan đến hầu hết mọi người sống ở đây và phần lớn cư dân đang phải chịu tác động của nó", một nhà nghiên cứu nói với Reuters.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-10
 Tuy nhiên, bất chấp những thách thức từ biến đổi khí hậu, người dân Greenland vẫn cố gắng thích nghi với cuộc sống. "Người dân Greenland luôn thích nghi tốt với hoàn cảnh để tồn tại, dù có chuyện gì xảy ra", Moeller nói.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-11
 Người phụ nữ dắt tay con nhỏ trên một con đường ở thị trấn Tasiilaq.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-12
 Một bến tàu trong thị trấn nhỏ ở Greenland.

Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-13
 Thị trấn Tasiilaq hiện là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người.
Cu dan Greenland “gong minh” doi pho bien doi khi hau-Hinh-14
 Giới trẻ ở Tasiilaq vẫn rất lạc quan vào cuộc sống.

Mời độc giả xem thêm video Thị trấn ma ở Mỹ hồi sinh (Nguồn: VTC1)

Trung Quốc cảnh báo Canada về hậu quả “cấm cửa” Huawei

Đại sứ Trung Quốc tại Canada đã lên tiếng cảnh báo về "các hậu quả" nếu Ottawa cấm tập đoàn công nghệ Huawei tham gia thị trường 5G của Canada vì lí do an ninh.

Trang Global News đưa tin, trong một cuộc họp báo hiếm hoi với các phóng viên Canada, Đại sứ Trung Quốc Lu Shaye gọi việc Ottawa cho bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính và cũng là con gái người sáng lập Huawei theo yêu cầu của Washington hồi đầu tháng 12/2018 là hành động "đâm sau lưng bạn bè".
Trung Quoc canh bao Canada ve hau qua “cam cua” Huawei
 Đại sứ Trung Quốc tại Canada Lu Shaye. Ảnh: CTV News.
Ông Lu tuyên bố chắc chắn sẽ có "các hậu quả" nếu Chính phủ Canada cấm tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho mạng lưới 5G của nước này.