Mỹ sẽ mất hết đồng minh, nếu đơn phương không kích Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nếu đơn phương không kích Triều Tiên mà không có sự chấp thuận của các đồng minh, liên minh quân sự do Mỹ dày công gây dựng có thể bị tan rã.

Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục ngụ ý rằng hành động quân sự chống CHDCND Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên) sắp xảy ra. Gần đây nhất, ông Trump nói rằng cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang ở trong giai đoạn "yên tĩnh trước cơn bão".
My se mat het dong minh, neu don phuong khong kich Trieu Tien
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ bay sát Bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP 
Chỉ có điều, việc Mỹ đơn phương không kích Triều Tiên sẽ mang lại những nguy cơ rất lớn. Người ta không biết Triều Tiên sẽ giáng trả như thế nào? Liệu ban lãnh đạo Triều Tiên có phản ứng với sức mạnh hủy diệt, có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân. Một nghiên cứu chuyên sâu về kịch bản này cho thấy số thương vong quả là khủng khiếp. Chính quyền Mỹ cũng không biết đến mức độ nào thì Trung Quốc sẽ can thiệp. Nếu chiến dịch không kích của Mỹ chống Triều Tiên dẫn đến một cuộc xung đột lớn, thì xác suất can thiệp của Trung Quốc sẽ tăng lên.
Cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi Trung Quốc và Triều Tiên không giáng trả các cuộc không kích, thì Bình Nhưỡng gần như chắc chắn sẽ triển khai “những lá chắn sống” để bảo vệ các mục tiêu quan trọng. Và Triều Tiên lại có rất nhiều mục tiêu quan trọng mà Mỹ cần đánh phá. Do đó, bất kỳ chiến dịch không kích nào của Mỹ chống Triều Tiên đều là chiến dịch qui mô lớn, chứ không phải là “không kích phẫu thuật” như ở Syria hồi đầu năm nay. Một chiến dịch không quân chống lại các khu vực có “lá chắn sống” đồng nghĩa với số thường dân bị thiệt mạng rất cao.
Các quan chức Nhà Trắng, quan trọng nhất là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, tiếp tục ngỏ ý rằng ngoại giao là giải pháp được ưa thích. Vấn đề ở chỗ, Tổng thống Donald Trump lại liên tục đưa ra những lời đe dọa đầy hiếu chiến.
Chiến dịch không kích Triều Tiên của Mỹ sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở Nhật Bản, vì nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên, trong đó có các tên lửa hạt nhân. Nhật Bản đã phải thực hành các cuộc diễn tập phòng vệ dân sự. Hiện thời, cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều không muốn Mỹ gây chiến với Triều Tiên vì không muốn bị vạ lây.
Người Mỹ có thể cảm thấy bị xúc phạm khi phải xin phép từ nước khác để hành động. Và phe diều hâu có thể bao biện rằng vì Triều Tiên có thể tấn công nước Mỹ bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa, Washington không còn cần phải có sự chấp thuận của các nước đồng minh đối với việc đánh đòn phủ đầu.
Tuy nhiên, có những lý do mạnh mẽ liên quan đến lợi ích quốc gia - nếu không muốn nói có liên quan đạo đức - khiến Mỹ cần có sự phê chuẩn của đồng minh khi tiến hành không kích Triều Tiên.
Thứ nhất, chính Hàn Quốc và Nhật Bản mới là các bên phải hứng chịu đòn giáng trả của Triều Tiên, sau chiến dịch không kích của Mỹ. Trên lý thuyết, Triều Tiên hiện có thể tấn công nước Mỹ, nhưng khả năng phá hủy Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với khả năng gây tổn hại cho Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu Mỹ lôi kéo Hàn Quốc và Nhật vào một cuộc chiến mới trên Bán đảo Triều Tiên, hậu quả có thể sẽ là hàng trăm ngàn – nếu không muốn nói là hàng triệu - người bị thiệt mạng. Đó là chưa kể các khu vực rộng lớn bị nhiễm xạ, làn sóng người tị nạn và khả năng sụp đổ của nhà nước. Sẽ là vô cùng phi đạo đức và là một hành động đáng kinh tởm trong lịch sử nước Mỹ, nếu chiến dịch không kích của Washington dẫn tới việc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hàn Quốc và Nhật Bản, những nước không muốn xảy ra chiến tranh trong khu vực.
Thứ hai, xem xét tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ, nếu các đồng minh trên toàn thế giới chứng kiến việc Washington hy sinh Hàn Quốc và Nhật Bản mà không cần đến sự chấp thuận của hai nước này. Điều này sẽ chấm dứt cái gọi là quyền bá chủ của Mỹ là tự do hay nhân đạo. Điều này sẽ phá hủy lòng tin của các nước đồng minh rằng Mỹ cũng coi trọng lợi ích quốc gia của họ. Sẽ xuất hiện ý nghĩ Mỹ đang sử dụng các nước đồng minh như “lá chắn” hoặc “vùng đệm” để hấp thụ lửa của đối phương.
Hệ thống liên minh của Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ,  nếu Washington tiến hành chiến tranh - đặc biệt là chiến tranh hạt nhân - trên lãnh thổ của một nước đồng minh mà không có sự chấp nhận của nước này.
Câu hỏi được đặt ra là liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ cố vấn của ông có nhận thức được nguy cơ của việc đơn phương không kích Triều Tiên?

Sự thật bẽ bàng: Mỹ không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên

Theo chuyên gia vũ khí hạt nhân người Mỹ Joe Cirincione, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu nước này không ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, theo chuyên gia vũ khí hạt nhân người Mỹ Joe Cirincione, ông Trump không để ý tới thực tế rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên.
Su that be bang: My khong the ban ha ten lua Trieu Tien
 Ngay cả với hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao S-M3 hiện đại, Mỹ vẫn không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Triên. Ảnh: UPI 

Ảnh hiếm chưa từng công bố về đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Reuben Teo ghi lại phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục cũng như cuộc sống thường nhật ở đất nước Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien
 Bộ ảnh phần nào hé mở cuộc sống thường nhật ở đất nước Triều Tiên cùng những cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục ở quốc gia bí ẩn này.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-2
 Bức ảnh cố lãnh tụ Kim Il-sung và cố Chủ tịch Kim Jong-il được treo trong một phòng học lớn ở Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-3
“Triều Tiên dường như 'bế tắc' trong những năm 1980”, nhiếp ảnh gia Reuben từng nói. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-4
 Thủ đô Bình Nhưỡng thanh bình nhìn từ trên cao.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-5
Các em nhỏ Triều Tiên thích thú khi tham quan một địa điểm nào đó. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-6
 Những tòa nhà chọc trời ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ban đêm.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-7
Người dân Triều Tiên trò chuyện với nhau trên đường phố. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-8
 Reuben chia sẻ anh nhận thấy nét đẹp của người dân Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-9
Cảnh đẹp thiên nhiên ở Triều Tiên cũng được tái hiện trong loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Reuben. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-10
 Cảnh đông đúc trong một nhà ga ở Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-11
Theo Mirror, Reuben (31 tuổi) đến từ Sarawak, Malaysia, đã chụp những bức ảnh này trong chuyến thăm Triều Tiên. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-12
 Phong cảnh ở vùng nông thôn Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-13
 Reuben cho biết anh muốn cho thấy “mặt khác” về đất nước Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-14
Thêm một bức ảnh được nhiếp ảnh gia Reuben ghi lại ở Triều Tiên. (Nguồn ảnh: Mirror) 

Ảnh “độc” về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (1)

(Kiến Thức) - Báo Telegraph (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh tổng hợp lại những khoảnh khắc "lạ" về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười tươi khi thăm vườn cây ăn quả ở huyện Kwail, tỉnh Nam Hwanghae. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-2
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên đứng trên núi Paektu. Ông Kim được cho là leo lên ngọn núi này vào lúc bình minh. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-3
 Ông Kim Jong-un chụp ảnh cùng các em học sinh khi tới theo dõi buổi biểu diễn “Chúng tôi là những người hạnh phúc nhất trên thế giới” để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên đoàn Thiếu nhi Triều Tiên. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-4
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm nhà máy Chonji ở Triều Tiên. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-5
 Triều Tiên đã phát hành bộ tem mới để kỷ niệm vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-6
 Ông Kim ngồi trên một chiếc chiến đấu cơ. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-7
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra “chỉ đạo” khi tới thăm trang trại số 1116 ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-8
 Ông Kim gặp các thành viên trong đội tuyển bóng đá nữ Triều Tiên tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng sau khi họ giành chiến thắng trong Cúp Bóng đá Đông Á (EAFF) 2015. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-9
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trao đổi với các nhà khoa học và kỹ thuật viên về việc nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân tại một địa điểm không xác định ở Triều Tiên. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-10
Ông Kim Jong-un thăm trại cá Samchon ở Samchon, Hwanghaenamdo. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-11
Ảnh chụp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười tươi trong trại cá. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-12
Bức ảnh chụp ông Kim cưỡi ngựa tại một địa điểm không xác định ở Triều Tiên. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-13
Ông Kim Jong-un thăm nhà máy "mùng 2 tháng 11" của quân đội Triều Tiên. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-14
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cầm cây đàn ghi-ta trong chuyến thăm một đơn vị quân đội. Ảnh: Telegraph.

Anh “doc” ve nha lanh dao Trieu Tien Kim Jong-un (1)-Hinh-15
 Ông Kim cười “thả ga” trong chuyến thăm một trại cá khác. Ảnh: Telegraph.