Mỹ sẽ can thiệp giúp Việt Nam trị Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tờ Want China Times dẫn lời chuyên gia Mỹ khẳng định, Bắc Kinh không nên giả định rằng Mỹ không can thiệp quân sự chống lại Trung Quốc để bảo vệ Việt Nam.

Mặc dù Mỹ nhiều lần lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích” nhưng nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, Mỹ sẽ không tham chiến nếu xảy ra xung đột quân sự. 
Tuy vậy, chuyên gia Ernest Z Bower, một nhà phân tích cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington cho rằng, việc Mỹ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể và Bắc Kinh không nên đánh giá sai tình hình.
Nhận định của ông Bower được tờ Want China Times dẫn lại. Theo đó, mặc dù ông Bower cho biết khó có thể xác định tình huống Mỹ sẽ can thiệp quân sự nhưng ông chắc chắn rằng, quan điểm Mỹ không sử dụng quân sự trong bất kỳ trường hợp nào là quan điểm sai lầm.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tại khu vực giàn khoan bị tàu Trung Quốc quấy nhiễu. 
Ông Ernest Z Bower trước đó từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc kể từ khi nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
“Rõ ràng là sự quyết đoán của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng lo ngại”, ông Bower nói trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Deutsche Welle của Đức.
Lý giải nguyên nhân sự hung hăng quyết đoán của Trung Quốc, ông Bower nhận định: “Bắc Kinh cho rằng Washington đang phân tán sự chú ý khỏi châu Á và không có ý định can thiệp nghiêm túc vào khu vực này. Đó là lý do Trung Quốc tự tin hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa Việt Nam”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng vừa đăng tải bài viết của ông Deng Yuwen - nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh và ông Jonathan Sullivan - Phó giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc cho biết: Ở nơi nào Trung Quốc muốn Mỹ từ bỏ tầm ảnh hưởng với các đồng minh và ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của nước này thì ở nơi đó, Washington lại đang làm điều ngược lại. Ví dụ, Mỹ đã củng cố mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á và với Philippines ở khu vực Đông Nam Á.
Trong bài viết của mình, 2 chuyên gia Deng Yuwen và Jonathan Sullivan cũng cho rằng, nhận định châu Âu sẽ lại trở thành tâm điểm chiến lược của Washington sau khi Nga sáp nhập Crimea và Trung Quốc có thể rảnh tay ở châu Á là nhận định sai lầm. 2 chuyên gia này cho rằng, thông qua bài diễn văn ở học viện quân sự West Point, ông Obama bóng gió về việc Mỹ có thể dùng vũ lực để dạy Bắc Kinh một bài học nếu nước này không tôn trọng luật pháp quốc tế đối với các vấn đề Biển Đông cũng như tiếp tục đe dọa các đồng minh Mỹ.

Trung Quốc vô lối vu cáo Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc

(Kiến Thức) - TQ gửi các tài liệu liên quan đến vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đến Liên Hiệp Quốc nhằm vu cáo Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Hãng tin AP đưa tin, Phó đại sứ Trung Quốc Wang Min vừa gửi văn bản về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) tại Biển Đông tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon vào ngày 9/6, với luận điệu xuyên tạc, cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng bất hợp pháp với hoạt động khoan thăm dò của công ty Trung Quốc và đề nghị chuyển các giấy tờ này đến 193 thành viên khác của LHQ.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những thế, Trung Quốc còn gửi nhiều tàu máy bay bảo vệ, bao gồm cả tàu quân sự tới khu vực giàn khoan HD 981. Các tàu Trung Quốc đã có hành vi hung hăng cố ý đâm vào tàu chấp pháp Việt Nam tới thi hành công vụ.

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?

(Kiến Thức) - Các chiến lược gia quân sự phương Tây đang nghiên cứu khả năng xảy ra và biện pháp ngăn chặn cuộc chiến giữa các cường quốc thế giới. 

Mặc dù phương Tây vẫn chưa quên trải nghiệm về cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh với Moscow, các quan chức phương Tây cho rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã khiến các quốc gia NATO đưa ra các giả thuyết chiến lược và nghiên cứu về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh truyền thống và hạt nhân.
Các điểm nóng có nguy cơ xung đột