Mỹ sẽ biến MiG-21 thành “tên lửa hành trình”

(Kiến Thức) - Mỹ có thể dùng các máy bay MiG-21 mô phỏng tên lửa hành trình để làm “mục tiêu bay” kiểm tra khả năng chiến đấu của lực lượng phòng thủ tên lửa.

Theo Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly, hãng cung cấp dịch vụ bay Draken International của Mỹ vừa mua thêm 25 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21bis và biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM dành cho phi đội bay phục vụ cho các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của Bộ Quốc Phòng Mỹ.
Số lượng MiG-21 kể trên được mua từ Ba Lan và sẽ được đưa vào phi đội có sẵn bao gồm các loại máy bay chiến đấu như Douglas A-4K Skyhawk, Aermacchi MB-339CB và Aero L-39 Albatross. Những chiếc MiG này đang được lắp ráp tại Mỹ và sẽ giúp Bộ Quốc Phòng Mỹ trong việc kiểm tra các phi công trên khắp miền Bắc nước này.
“Draken rất vui mừng được thêm MiG-21 phi đội bay chiến thuật. Với hơn 1.000 chiếc MiG đang hoạt động trên khắp thế giới, nền tảng kỹ thuật của MiG-21 là cần thiết cho những nhiệm vụ huấn luyện”, ông Jared Isaacman - Giám đốc Draken International cho hay.
Cũng theo Draken International, việc đưa vào sử dụng MiG-21bis/UM sẽ giúp công ty thực hiện những cuộc tập trận với số lượng lớn. Tốc độ bay siêu âm và radar AN/APG-66 của MiG-21 (có thể là Mỹ cải tiến trang bị vì MiG-21 vì AN/APG-66 là radar Mỹ) cũng sẽ đủ khả năng trình diễn hiệu suất thực tế của phe đối lập trong các cuộc tập trận không chiến.
Tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21 có thể được người Mỹ biến thành "tên lửa hành trình siêu thanh".
Tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21 có thể được người Mỹ biến thành "tên lửa hành trình siêu thanh".
MiG-21 cũng có thể được sử dụng để mô phỏng tên lửa hành trình nhằm kiểm tra khả năng phòng thủ tên lửa của Quân đội Mỹ nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng.
Với tốc độ bay gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, MiG-21 là mục tiêu lý tưởng để kiểm tra các loại tên lửa đánh chặn của Hải quân Mỹ chống lại “tên lửa siêu thanh” của Nga – Trung Quốc.
Việc làm bia bay đòi hỏi máy bay phải được cải tiến để bay không cần người lái. Điều này là hoàn toàn nằm trong tầm tay người Mỹ vì vốn dĩ họ có kinh nghiệm cải tạo tiêm kích F-4 hay F-16 thành mục tiêu bay không người lái.
Với hơn 50 máy bay các loại, hãng Draken International được xem là hãng hàng không tư nhân sở hữu số lượng máy bay chiến đấu chiến thuật lớn nhất thế giới. Draken có trụ sở tại sân bay Lakeland Linder ở thành phố Lakeland, bang Florida. Draken chuyên cung cấp các dịch vụ như cung cấp máy bay mô phỏng trong huấn luyện, hỗ trợ tác chiến điện tử, tiếp liệu trên không và các nhiệm vụ khác. Phi công của hãng này hầu hết là các phi công quân đội đã về hưu.
Draken là một trong những hãng tư nhân đang cung cấp máy bay cho các nhiệm vụ huấn luyện của Quân đội Mỹ. Đây là xu hướng tất yếu của quân đội Mỹ do cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Điểm mặt các tàu chiến do Việt Nam tự đóng

(Kiến Thức) - Trong những năm qua, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của nước ta đã đạt bước đột phá lớn với việc đóng thành công tàu pháo, tàu tên lửa hiện đại.

Đi đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam là 4 cái tên: Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173); Công ty đóng tàu 189; Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son và Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu. Cả 4 đơn vị này đều trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Những năm qua, các đơn vị này đã đóng mới thành công nhiều loại tàu chiến đấu, tàu tuần tra biển, tàu vận tải đổ bộ hiện đại trang bị cho hải quân và cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
 Đi đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam là 4 cái tên: Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173); Công ty đóng tàu 189; Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son và Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu. Cả 4 đơn vị này đều trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Những năm qua, các đơn vị này đã đóng mới thành công nhiều loại tàu chiến đấu, tàu tuần tra biển, tàu vận tải đổ bộ hiện đại trang bị cho hải quân và cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
Một trong những thành tựu mới nhất và mang nhiều sự đột phá nhất của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đó là Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son đã đóng thành công ít nhất 2 tàu hộ tống tên lửa Molniya Project 12418 dựa theo giấy phép sản xuất từ Nga. Và tất nhiên là có một phần sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, cung cấp linh kiện của Nga. Molniya Project 12418 là tàu chiến rất mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước với trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran và hệ thống pháo tự động hiện đại.
 Một trong những thành tựu mới nhất và mang nhiều sự đột phá nhất của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đó là Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son đã đóng thành công ít nhất 2 tàu hộ tống tên lửa Molniya Project 12418 dựa theo giấy phép sản xuất từ Nga. Và tất nhiên là có một phần sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, cung cấp linh kiện của Nga. Molniya Project 12418 là tàu chiến rất mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước với trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran và hệ thống pháo tự động hiện đại.

Chiến đấu cơ “cao tuổi nhất” Việt Nam

Bên cạnh những dòng tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi Su-27/30, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn duy trì trong trang bị tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 (Liên Xô sản xuất). Đây là những chiếc tiêm kích già nhất của lực lượng không quân ta với gần nửa thế kỷ phục vụ không ngừng nghỉ.
Bên cạnh những dòng tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi Su-27/30, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn duy trì trong trang bị tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 (Liên Xô sản xuất). Đây là những chiếc tiêm kích già nhất của lực lượng không quân ta với gần nửa thế kỷ phục vụ không ngừng nghỉ.

Những chiếc MiG-21 đầu tiên đưa tới Việt Nam vào năm 1965 – năm đầu kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 của Đế quốc Mỹ. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam.
Những chiếc MiG-21 đầu tiên đưa tới Việt Nam vào năm 1965 – năm đầu kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 của Đế quốc Mỹ. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam.

Rất nhiều phi công Việt Nam đã bay trên MiG-21 bắn hạ những chiếc tiêm kích, cường kích tối tân hiện đại nhất của Mỹ khi đó. Đặc biệt, MiG-21 được ghi nhận 2 lần bắn rơi và 1 lần bắn bị thương B-52 (chiến công của phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng). Trong ảnh là chiếc MiG-21 từng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trưng bày ở Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Rất nhiều phi công Việt Nam đã bay trên MiG-21 bắn hạ những chiếc tiêm kích, cường kích tối tân hiện đại nhất của Mỹ khi đó. Đặc biệt, MiG-21 được ghi nhận 2 lần bắn rơi và 1 lần bắn bị thương B-52 (chiến công của phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng). Trong ảnh là chiếc MiG-21 từng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trưng bày ở Bảo tàng Phòng không – Không quân.

Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô rất nhiều biến thể MiG-21 gồm: MiG-21F13; MiG-21PF/PFM; MiG-21MF. Năm 1979, Việt Nam nhận được biến thể cuối cùng của dòng MiG-21 là MiG-21bis. Và cho tới tận ngày nay, những chiếc MiG-21bis (cùng một chiếc MiG-21MF) vẫn tiếp tục phục vụ tích cực trong không quân ta, bảo vệ bầu trời miền Bắc, miền Trung đất nước.
Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô rất nhiều biến thể MiG-21 gồm: MiG-21F13; MiG-21PF/PFM; MiG-21MF. Năm 1979, Việt Nam nhận được biến thể cuối cùng của dòng MiG-21 là MiG-21bis. Và cho tới tận ngày nay, những chiếc MiG-21bis (cùng một chiếc MiG-21MF) vẫn tiếp tục phục vụ tích cực trong không quân ta, bảo vệ bầu trời miền Bắc, miền Trung đất nước.

MiG-21bis thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi, dài 15m, cao 4,12m, sải cánh 7,15m và trọng lượng cất cánh tối đa 8,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực R25-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.237km/h, bán kính chiến đấu khoảng 600km.
MiG-21bis thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi, dài 15m, cao 4,12m, sải cánh 7,15m và trọng lượng cất cánh tối đa 8,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực R25-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.237km/h, bán kính chiến đấu khoảng 600km.

MiG-21bis xuất khẩu cho Việt Nam trang bị radar RP-21M có thể phát hiện mục tiêu tiêm kích ở tầm 20km, khóa mục tiêu ở tầm 10km.
 MiG-21bis xuất khẩu cho Việt Nam trang bị radar RP-21M có thể phát hiện mục tiêu tiêm kích ở tầm 20km, khóa mục tiêu ở tầm 10km.

MiG-21bis thiết kế với một pháo 23mm 2 nòng (cơ số 200 viên, tốc độ bắn 3.600 phát/phút) và 4 giá treo mang được tối đa 2 tên lửa đối không K-13 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 4 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 2 tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom không điều khiển FAB-100/150/500 cùng rocke S-24.
 MiG-21bis thiết kế với một pháo 23mm 2 nòng (cơ số 200 viên, tốc độ bắn 3.600 phát/phút) và 4 giá treo mang được tối đa 2 tên lửa đối không K-13 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 4 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 2 tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom không điều khiển FAB-100/150/500 cùng rocke S-24.

Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21 số hiệu 5293 mang 2 đạn tên lửa đối không R-60 trong nhiệm vụ bay tuần tra.
Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21 số hiệu 5293 mang 2 đạn tên lửa đối không R-60 trong nhiệm vụ bay tuần tra.

Việt Nam cũng có trong trang bị một số chiếc MiG-21U – biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của MiG-21.
Việt Nam cũng có trong trang bị một số chiếc MiG-21U – biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của MiG-21.

Những chiếc MiG-21U được chế tạo dựa trên khung thân biến thể MiG-21F13 với phần mũi nhọn thụt vào khá sâu, chỉ có 2 giá treo vũ khí trên cánh.
Những chiếc MiG-21U được chế tạo dựa trên khung thân biến thể MiG-21F13 với phần mũi nhọn thụt vào khá sâu, chỉ có 2 giá treo vũ khí trên cánh.