Mỹ-Nga lao vào vòng xoáy nguy hiểm

Mỹ -Nga lao vào vòng xoáy nguy hiểm, tụt sâu vào cuộc khủng hoảng song phương tồi tệ nhất nước kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt bút ký phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga với cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 đã thổi bùng lên một phản ứng dữ dội từ phía Moskva ngày 2/8.
Tình hình cũng đang trở nên trầm trọng hơn, khiến Mỹ-Nga lao vào vòng xoáy nguy hiểm do Nhà Trắng thiếu phương cách tiếp cận rõ ràng đối với điện Kremlin. Một chính sách đồng thời giữa thỏa hiệp và đối đầu với Moskva, kết hợp với cuộc xung đột về ảnh hưởng giữa Quốc hội và Tổng thống đe dọa sẽ gây ra sự hỗn loạn, có thể dẫn tới tăng khả năng về một tính toán sai lầm giữa hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
My-Nga lao vao vong xoay nguy hiem
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Ảnh ghép: CNN.com 
Chia sẻ với kênh truyền hình CNN, cựu giám đốc chuyên phân tích các vấn đề về Nga tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông George Beebe nhận xét: “Tôi không rõ chính xác về nơi chính quyền định thỏa thuận với Nga hay cách nào để có được một chiến lược mạch lạc để đối xử với Moskva. Tôi nghĩ trên thực tế có một sự rủi ro có thật rằng chúng ta sẽ rơi vào một vòng xoáy leo thang khó để cả hai nước kiểm soát được”.
Làn sóng phản đối của Moskva ngày 2/8 sau khi ông Trump ký dự luật trừng phạt đã phản ánh sự giận dữ trước những trở ngại mới chống lại nền kinh tế Nga – và có lý còn đi kèm những áp lực chính trị khiến chính phủ Nga chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc làm leo thang thêm tình hình.
Lần đầu tiên, Nga đã bày tỏ sự thất vọng về việc Tổng thống Trump không thể giữ lời hứa cải thiện quan hệ với Moskva. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã bực tức viết trên Facebook cá nhân rằng: “Chính quyền Trump đã thể hiện sự yếu đuối toàn diện bằng cách trao quyền hành pháp cho Quốc hội theo cách bẽ mặt nhất. Điều này làm thay đổi thế cân bằng quyền lực trong vòng tròn chính trị Mỹ”. Thủ tướng Nga cho rằng Tổng thống Trump đã bị đánh lừa, dù không muốn nhưng vẫn phải ký vào dự luật.
Đòn tấn công mới nhất này xảy ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Mỹ phải cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao hoạt động tại Nga, nhằm đáp trả lại vụ chính quyền Mỹ phong tỏa các trụ sở ngoại giao của Nga tại Mỹ cũng như trục xuất 35 nhà ngoại giao với cáo buộc can thiệp vào kỳ bầu cử năm ngoái.
Dự luật trừng phạt, được thông qua với phần lớn số phiếu đại biểu Quốc hội, phản ánh sự hoài nghi của hai đảng đối với động cơ của Tổng thống Trump đối với Nga và làm tăng đồn đoán rằng Nhà Trắng không thể kiểm soát được chính sách đối ngoại của nước này.
Tổng thống Trump đã ra một bản tuyên bố và thông cáo báo chí, lập luận rằng biện pháp này - làm hạn chế quyền lực của ông để giảm bớt các lệnh trừng phạt - đặt ra các câu hỏi về hiến pháp. Và Tổng thống từ chối từ bỏ quan điểm của ông rằng cải thiện quan hệ với Nga – điều hầu hết Washington xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ - là một mục tiêu chính sách đối ngoại đáng khen ngợi.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có sự hợp tác giữa hai nước trong các vấn đề lớn toàn cầu vì thế mà những lệnh cấm vận sẽ không còn cần thiết”, ông chủ Nhà Trắng viết.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp hàng đầu lại quan niệm khác biệt.
“Những lo ngại bày tỏ trong tuyên bố ký kết của Tổng thống không gây ngạc nhiên, dù không đúng chỗ”, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain nói. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ben Cardin của đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện lại khẳng định: “Chúng tôi làm ra luật pháp, không phải Tổng thống Mỹ”.
Sự kiện ngày 2/8 sẽ gây ấn tượng với cả Washington lẫn Moskva rằng vị thế chính trị suy yếu của ông Trump đang đe dọa khả năng của ông trong việc đưa ra những mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lõi của riêng mình. Chúng cũng làm dấy lên những câu hỏi mới về sự sẵn lòng của ông chủ Nhà Trắng để chấp nhận các giới hạn về quyền lực của mình trong hệ thống chính phủ Mỹ.
Không có gì bất thường khi một Tổng thống Mỹ biểu lộ sự thất vọng với những nỗ lực của Quốc hội để buộc ông phải đối mặt với các vấn đề an ninh quốc gia - cả George W. Bush và Barack Obama đều đã bày tỏ điều này trong các thông báo ký kết. Thế nhưng sự bất đồng giữa một vị tổng thống và Quốc hội là không bình thường khi nói về các vấn đề trừng phạt kinh tế đối với một đối thủ.
Tuy nhiên dấu hiệu về sự không chắc chắn xung quanh một chính sách Nga đối với Mỹ lại được hợp thành từ các thông điệp đối lập của chính quyền.
Trong khi Tổng thống Donald Trump nói về khả năng hợp tác trong tương lai với Moskva thì Phó Tổng thống Mike Pence đã khẳng định rõ ràng quan điểm hết sức cứng rắn vốn như truyền thống của đảng Cộng hòa với Nga trong chuyến thăm tới Đông Âu vào tuần này.
Ông Pence đã phát biểu trong chuyến thăm tới Estonia vào hôm 31/7: “Không có mối đe dọa nào hiện hữu lớn hơn ở khu vực Baltic hơn là nỗi ám ảnh về sự hiếu chiến từ người láng giềng ở phía Đông”.
Những bình luận của ông Pence mang sắc thái cứng rắn hơn rất nhiều so với bất kỳ bình luận nào trước đây của Tổng thống Trump tại châu Âu, vị Tổng thống luôn dành sự quan tâm tới Nga trong suốt thời gian nắm giữ quyền lực tại Nhà trắng vừa qua. Tuy nhiên vào hôm 2/8, Pence cũng để ngỏ cánh cửa về một thỏa thuận với Nga, khi trả lời tờ Washington Post rằng Tổng thống Trump đang thể hiện thái độ “chúng tôi sẽ xem xét” với Nga.
Trong khi các nghị sỹ Quốc hội Mỹ phản ứng tức giận vào hôm 2/8 khi có báo cáo rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson không dùng tiền như đã cam kết để ngăn chặn thông tin sai lệch từ phía Nga.
Một dấu hiệu khác khẳng định chính quyền Mỹ muốn giữ mối quan hệ với Nga diễn ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng trước, khi Tổng thống Trump có cuộc nói chuyện kéo dài với Tổng thống Putin tại dạ tiệc cho các lãnh đạo.
Trong các cuộc đàm phán chính thức trước đó, lãnh đạo hai nước đồng ý thỏa thuận ngừng bắn ở tây nam Syria. Sau đó Tổng thống Trump đã tuyên bố chấm dứt việc viện trợ bí mật của Mỹ cho phe nổi dậy để lật đổ chính quyền Assad, điều này dường như đang đóng vai trò cho một mục tiêu đối ngoại khác của Nga.
Tuy nhiên vào tháng 4, ông Trump đã ra lệnh cho quân đội hành động chống lại lực lượng của Syria do Nga ủng hộ để trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học. Và đã có rất nhiều báo cáo cho thấy Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đang thúc đẩy việc cung cấp vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine, một động thái nhiều khả năng thổi bùng tranh cãi Mỹ - Nga.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ rằng quan hệ Nga – Mỹ đang chạm tới một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Cả hai tổng thống trong những ngày gần đây đều phát đi tín hiệu rằng họ muốn hạn chế các thiệt hại.
Tổng thống Putin ra lệnh cắt giảm nhân viên ngoại giao Mỹ trước khi Tổng thống Trump ký lệnh trừng phạt thành luật, điều này có vẻ như đó là sự đáp trả của Nga với Quốc hội Mỹ chứ không phải với Tổng thống Trump. Thực tế rằng ông Medvedev chứ không phải ông Putin đã đưa ra những chỉ trích với lệnh cấm vận mới của Mỹ là một điều có thể hiểu được.
Trong khi Tổng thống Trump ký dự luật trừng phạt trong phòng kín và vẫn chưa đưa ra đáp trả về động thái trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ của Putin, nhiều khả năng đây là dấu hiệu cho thấy ông Trump cũng muốn tránh căng thẳng leo thang trong quan hệ cá nhân với người đồng cấp ở Điện Kremlin.
Tuy nhiên sự căng thẳng không thể kiểm soát vẫn là một mối đe dọa thực sự.
“Tình huống đang rất tồi tệ, nhưng hãy tin vào tôi, nó có thể trở nên tồi tệ hơn”, Ngoại trưởng Tillerson phát biểu vào hôm 1/8 vừa qua, diễn giải về lời cảnh báo của ông với Putin và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp tại tháng 4 tại Moskva “Và nó vừa mới diễn ra”.

Hãi hùng những sự thật ít biết về thủ đô London

(Kiến Thức) - Đằng sau vẻ hào nhoáng, thủ đô London (Anh) ẩn chứa nhiều sự thật đáng sợ mà chắc hẳn ít người biết đến.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London
Ở cửa sông Thames, bạn sẽ nhìn thấy xác con tàu Mỹ USS Richard Montgomery dài 134 mét. Được biết, con tàu chở 1.440 tấn bom đạn đã bị "mắc kẹt" ở đây năm 1944. Các chuyên gia không biết liệu con tàu này có phát nổ hay không hoặc khi nào nó sẽ phát nổ. Đây là một trong những sự thật ít biết về thủ đô London. Ảnh: Listverse.
Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-2
 Vào thập niên 1960, sông Thames ở thủ đô London bị ô nhiễm nặng đến mức nhiều loài sinh vật trú ngụ trong thành phố được cho là đã bị tuyệt chủng, trong đó có loài cá mút đá hút máu. Tuy nhiên, năm 2009, xác một con cá mút đá bất ngờ được phát hiện. Điều này có thể cho thấy những con cá mút đá vẫn “ẩn mình” ở sông Thames. Ảnh: Listverse.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-3
Vào mùa hè năm 1858, cả trung thâm thủ đô London chìm trong mùi hôi thối do chất thải của con người không qua xử lý đổ vào sông Thames. Sự kiện đó còn được gọi là “The Great Stink”. Ảnh: Listverse.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-4
 Năm 1976, một con dao găm của Đức Quốc xã từ Thế chiến II được tìm thấy ở sông Thames, thủ đô London. Loại vũ khí này gợi nhớ đến cuộc chiến tranh khốc liệt hàng chục năm trước. Vào đầu những năm 1940, Đức Quốc xã oanh kích thành phố London và nhiều địa điểm khác ở nước Anh trong nhiều ngày liên tiếp. Ảnh: Listverse.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-5
 Tháp London được xây dựng vào thế kỷ 11. Khi đó, đây là nơi giam giữ nhiều tù nhân như Anne Boleyn, King John Balliol, hay Guy Fawkes. Được biết, trong tháp này có nhiều bức graffiti do các tù nhân từng bị tra tấn viết. “Chết còn tốt hơn là sống”, tù nhân William Rane viết vào năm 1559. Ảnh: Listverse.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-6
 Các băng đảng ở khu East End của London “nổi tiếng” vào những năm 1960 về sự tàn bạo. Khu rừng Epping ở phía đông bắc thành phố là nơi các băng đảng tội phạm “xử lý” nạn nhân. Không ai biết chính xác bao nhiêu thi thể đã được chôn trong khu rừng này. Ảnh: Listverse.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-7
Nhiều người tin rằng ga tàu điện ngầm British Museum bỏ hoang ở thủ đô London bị ma ám từ những năm 1930. Ảnh: Listverse.

Hai hung nhung su that it biet ve thu do London-Hinh-8
Vào giữa thế kỷ 17, London bị dịch hạch hoành hành. Chỉ trong hai năm, 15% dân số ở thủ đô của nước Anh chết vì bệnh dịch này. Thi thể được chôn cất tập thể khắp London. Ảnh: Listverse.

Nga không nên tự lừa dối mình về Donald Trump

(Kiến Thức) - Nga không nên tự dối mình và không nên trông đợi sớm có những thay đổi cơ bản trong quan hệ Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Đó là ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Chính trị Alexander Gusev, Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược và Dự báo (Nga).
Nga khong nen tu lua doi minh ve Donald Trump
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh Salon 

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.