Mỹ muốn biến V-22 Osprey thành cường kích cơ

(Kiến Thức) - Mỹ muốn phát triển biến thể cường kích hạng nặng dựa trên máy bay vận tải độc đáo V-22 Osprey, tương tự như cách làm với C-130.

Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn lời Trung tá Lính thủy Đánh bộ Mỹ Eric Ropella, Bộ tự lệnh tác chiến đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC) sẽ phát triển biến thể máy bay vận tải độc đáo V-22 Osprey dùng để hỏa lực không đối đất. Ngoài ra, Lính thủy Đánh bộ Mỹ cũng có ý định phát triển mẫu MV-22 Osprey với nhiệm vụ tương tự.
Tuy nhiên công tác cải tiến V-22 Osprey mới chỉ bắt đầu với khái niệm, trung tá Eric Ropella cho biết. Cũng theo ông này, CV-22 sẽ trang bị tên lửa, ngoài ra ông không công bố chi tiết phần còn lại.
Máy bay vận tải quân sự độc đáo V-22 Osprey sẽ được trang bị hỏa lực hạng nặng.
 Máy bay vận tải quân sự độc đáo V-22 Osprey sẽ được trang bị hỏa lực hạng nặng.
Nhưng khi Jane’s hỏi rằng, liệu có thể trang bị vũ hạng nặng như vũ khí laser cho V-22, ông này cho rằng các phương án đều có thể thảo luận, một số kỹ sư Bộ tư lệnh hệ thống hàng không hải quân cũng muốn trang bị vũ khí laser trên máy bay V-22 Osprey.
“V-22 Osprey có 2 sải cánh có đường kính 12m, vũ khí không thể lắp đặt trên giá treo của cánh máy bay. Vì vậy, việc phát triển biến thể cường kích V-22 chỉ có thể đi theo phương án đã làm với C-130 (biến thể cường kích AC-130), theo đó hệ thống vũ khí, đạn dược được đặt trong khoang thân máy bay”, ông này cho biết.
Theo Eric Ropella, việc nghiên cứu máy bay cường kích chỉ là một trong những phương án phát triển V-22. Hiện đã có kế hoạch phát triển V-22 cho khả năng tiếp dầu trên không, chỉ huy kiểm soát đường không…
Máy bay cường kích hạng nặng AC-130H.
 Máy bay cường kích hạng nặng AC-130H.
Trong lịch sử phát triển vũ khí, Mỹ đã không ít lần thực hiện việc phát triển biến thể cường kích dựa trên máy bay vận tải. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã phát triển biến thể cường kích hạng nặng AC-47, AC-119 và AC-130 dựa trên máy bay vận tải C-47, C-119 và C-130 dùng để đánh phá tuyến đường giao thông huyết mạch. Loại máy bay này đã gây nhiều thiệt hại cho bộ đội, nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Không quân Mỹ sử dụng biến thể AC-130H/U/J/K/W. Trong đó, AC-130H trang bị một khẩu pháo 40mm và một pháo 105mm; AC-130U trang bị một pháo 5 nòng xoay cỡ 25mm, một pháo 40mm và một pháo 105mm và AC-130W/J trang bị một pháo tự động 30mm, bệ phóng Gunslinger với tên lửa không đối đất AGM-176 hoặc bom GBU-44/B, trên cánh có thể mang tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hoặc bom đường kính nhỏ GBU-39, GBU-53/B.

“Nội soi” trực thăng “khủng” nhất trong lịch sử hàng không

Trong lịch sử phát triển trực thăng thế giới, cho tới nay, nếu tính chung (không phân biệt máy bay đang hoạt động hay đã nghỉ hưu) thì Mi-26 không phải là trực thăng lớn nhất thế giới. Kỷ lục đó thuộc về trực thăng Mil Mi-12 do cục thiết kế Mil Moscow sản xuất cuối những năm 1960.
Trong lịch sử phát triển trực thăng thế giới, cho tới nay, nếu tính chung (không phân biệt máy bay đang hoạt động hay đã nghỉ hưu) thì Mi-26 không phải là trực thăng lớn nhất thế giới. Kỷ lục đó thuộc về trực thăng Mil Mi-12 do cục thiết kế Mil Moscow sản xuất cuối những năm 1960. 

Đầu những năm 1960, cục thiết kế Mil Mosocow (Liên Xô) bắt tay vào phát triển trực thăng siêu lớn để chở tên lửa đạn đạo cơ động tới giếng phóng thay vì mất thời gian di chuyển trên đường với thời gian lâu hơn. Ngày 10/7/1968, mẫu thử nghiệm Mil Mi-12 cất cánh thành công. Trong ảnh là trực thăng trong lốt máy bay cánh bằng Mi-12 tại sân bay Groningen (Hà Lan) năm 1972.
Đầu những năm 1960, cục thiết kế Mil Mosocow (Liên Xô) bắt tay vào phát triển trực thăng siêu lớn để chở tên lửa đạn đạo cơ động tới giếng phóng thay vì mất thời gian di chuyển trên đường với thời gian lâu hơn. Ngày 10/7/1968, mẫu thử nghiệm Mil Mi-12 cất cánh thành công. Trong ảnh là trực thăng trong lốt máy bay cánh bằng Mi-12 tại sân bay Groningen (Hà Lan) năm 1972. 

Trực thăng Mil Mi-12 dài tới 37m, cao 12,50m, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là khoang chứa hàng máy bay dài 28,15m, rộng 4,4m, cao 4,4m, tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn).
Trực thăng Mil Mi-12 dài tới 37m, cao 12,50m, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là khoang chứa hàng máy bay dài 28,15m, rộng 4,4m, cao 4,4m, tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn).

Có một điểm chung trong thiết kế máy bay Liên Xô là buồng lái của những “con quái vật” này rất đơn giản, thiếu tiện nghi.
Có một điểm chung trong thiết kế máy bay Liên Xô là buồng lái của những “con quái vật” này rất đơn giản, thiếu tiện nghi. 

Trong ảnh là vị trí ngồi của hoa tiêu ngay trên buồng lái.
Trong ảnh là vị trí ngồi của hoa tiêu ngay trên buồng lái. 

Mil Mi-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 500km, trần bay 3.500m.
 Mil Mi-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 500km, trần bay 3.500m. 

Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" 105 tấn, người ta phải thiết kế thành 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 động cơ và 1 cánh quạt 5 lá.
Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" 105 tấn, người ta phải thiết kế thành 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 động cơ và 1 cánh quạt 5 lá. 

Nhìn hình dạng của Mil Mi-12, nhiều người dễ liên tưởng nó với máy bay V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp máy bay đạt tốc độ lớn.
Nhìn hình dạng của Mil Mi-12, nhiều người dễ liên tưởng nó với máy bay V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp máy bay đạt tốc độ lớn. 

Trong các cuộc thử nghiệm, Mil Mi-12 khá thành công nhưng rốt cuộc chỗ đến cuối cùng của nó lại là viện bảo tàng vào năm 1974. Lý do được đưa ra là chương trình khá tốn kém và nhiệm vụ dành cho nó không còn phù hợp. Trong ảnh là trực thăng Mi-12 yên vị tại Bảo tàng Không quân Monino.
Trong các cuộc thử nghiệm, Mil Mi-12 khá thành công nhưng rốt cuộc chỗ đến cuối cùng của nó lại là viện bảo tàng vào năm 1974. Lý do được đưa ra là chương trình khá tốn kém và nhiệm vụ dành cho nó không còn phù hợp. Trong ảnh là trực thăng Mi-12 yên vị tại Bảo tàng Không quân Monino.

Mỹ trang bị áo giáp cho “ma tốc độ” AC-130J

Tạp chí Jane’s Defence đưa tin, Tập đoàn Lockheed Martin đã lựa chọn hãng QinetiQ North America (QNA) cung cấp giáp phức hợp trong lượng nhẹ trang bị cho máy bay tấn công mặt đất hạng nặng AC-130J Ghost Rider (ma tốc độ) của Không quân Mỹ.