Mỹ mời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sang bàn chuyện Biển Đông

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ vừa mời Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam sang thăm để tham vấn về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa gửi lời mời  Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tới thăm Mỹ để bàn về những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lời mời được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trực tiếp nói với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki vừa cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mời người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh đến Washington để "tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết thêm.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. 
Trong cuộc điện đàm, 2 ngoại trưởng của Mỹ và Việt Nam đã trao đổi quan điểm về những sự kiện gần đây trên Biển Đông.
“Ông Kerry bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan trái phép cũng như triển khai nhiều tàu đến cản trở tàu của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, bà Psaki cho hay.
Ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, thực hiện các bước để giảm căng thẳng tình hình cũng như đảm bảo an toàn cho các tàu thương mại trong khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
Về phần mình, trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực vì đây là hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đe dọa ổn định, an toàn trên biển, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng thông báo cho ông Kerry về những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng tàu, cả về tàu bán vũ trang lẫn tàu vũ trang tới khu vực giàn khoan Hải Dương 981 khiến tình hình căng thẳng.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển tích cực gần đây trong quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; thông báo Việt Nam đã quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), đồng thời nêu rõ Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Trung Quốc trả giá đắt nếu leo thang vụ giàn khoan Hải Dương 981

(Kiến Thức) - "Dù chênh lệch tương quan lực lượng, trong trường hợp xảy ra xung đột, chắc chắn Trung Quốc phải trả giá đắt. Giải pháp cho khủng hoảng Biển Đông nên giải quyết trên bàn đàm phán", ông Minxin Pei nói.

Trung Quốc chuẩn bị gì cho Biển Đông?
Biển Đông giàu tài nguyên có thể sẽ trở thành một điểm nóng ở Đông Á, gây ra xung đột quân sự giữa các nước trong khu vực cũng như lôi kéo sự tham gia của Mỹ. Khu vực Biển Đông với ngư trường phong phú và trữ lượng dầu khí phong phú tự nhiên chưa được khai thác đang trở thành mục tiêu của Trung Quốc.