Mỹ kích động khủng hoảng Vùng Vịnh để bán vũ khí?

(Kiến Thức) - Sau vụ bán vũ khí 100 tỷ USD cho Ả-rập Xê-út và 12 tỷ USD cho Qatar, người ta nghi rằng Mỹ kích động khủng hoảng Vùng Vịnh để bán vũ khí.

Vụ bán máy bay chiến đấu F-15 trị 12 tỷ USD cho Qatar là một trong những thông điệp trái ngược của Mỹ và cho thấy Washington “điều phối” cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh theo hướng có lợi nhất cho các tập đoàn sản xuất vũ khí đầy quyền lực ở Mỹ.
Theo Qatar News Agency, hợp đồng mua bán chiến đấu cơ F-15 có giá trị ban đầu 12 tỷ USD đã được Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid Al Attiyah ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ở thủ đô Washington hôm 14/6/2017.
My kich dong khung hoang Vung Vinh de ban vu khi?
Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid Al Attiyah ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hợp đồng mua chiến đấu cơ F-15 trị giá 12 tỷ USD ở thủ đô Washington. Ảnh: Gulf Times 
Bộ trưởng Quốc phòng Attiyah cho biết thỏa thuận này là "bước tiến nữa trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ”. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói thương vụ này mang lại cho Qatar một lực lượng quốc phòng tối tân và “tăng cường hợp tác an ninh và khả năng tương tác giữa Mỹ và Qatar".
Đáng chú ý là hợp đồng chuyển giao vũ khí Mỹ-Qatar chỉ diễn ra vài tuần sau khi Tổng thống Donald Trump ký một hợp đồng tương tự với Ả-rập Xê-út trị giá gần 110 tỷ USD.
Hợp đồng này được ký kết sau khi một loại các nước Arập thân Ả-rập Xê-út phong tỏa Qatar. Đầu tháng này, Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Bahrain và một số quốc gia khác đã cắt đứt quan hệ với Qatar, với cáo buộc Doha ủng hộ các nhóm khủng bố và Iran, điều mà chính phủ Qatar đã nhiều lần bác bỏ.
Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh đã đóng cửa biên giới và không phận với Qatar. Khi Ả-rập Xê-út và nhiều nước Vùng Vịnh áp dụng các biện pháp chống lại Qatar, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại viết trên Twitter cáo buộc Qatar ủng hộ "khủng bố".
Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến việc Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi Ả-rập Xê-út ngừng phong tỏa Qatar. Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu này đã cố gắng hòa giải giữa hai bên và ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh đang đi theo “xu hướng tích cực".
Trong một diễn biến khác, hai tàu chiến của Hải quân Mỹ đã tới Doha hôm 14/6 để tập trận chung với Hải quân Qatar. Các tàu chiến Mỹ đã tới cảng Hamad ở phía nam Doha để tham gia vào một cuộc tập trận chung với Hải quân Qatar.
Hiện chưa rõ liệu cuộc tập trận hải quân chung này đã được lên kế hoạch trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh hay đây chính là tín hiệu ủng hộ Qatar của Lầu Năm Góc.
Qatar là nước ở Vùng Vịnh có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, với 11.000 binh sĩ và hơn 100 máy bay quân sự Mỹ đồn trú tại Căn cứ không quân Al-Udeid.
Sau tất cả những động thái nói trên, rõ ràng Mỹ là nước kiếm được nhiều lợi lộc nhất và người ta cũng nghi ngờ rằng Mỹ đang thao túng cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh để bán được nhiều vũ khí hơn nữa cho các bên kình chống lẫn nhau.

Cơ cực trẻ vô gia cư ở Nga thập niên 1920

(Kiến Thức) - Bộ ảnh dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống cơ cực của những đứa trẻ vô gia cư ở Nga hồi thập niên 1920 và 1930.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920
 Theo English Russia, ước tính có ít nhất 6 triệu trẻ vô gia cư ở Nga vào năm 1921. Bố mẹ của các em đã bị sát hại, chết vì đói hoặc rời bỏ đất nước,…

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-2
 Những em nhỏ vô gia cư rong ruổi khắp đất nước và sống cuộc sống nay đây mai đó. Những đứa trẻ nhỏ nhất rơi vào tình cảnh này khi mới 5 tuổi.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-3
 Chúng đều phải cố gắng để tồn tại bằng cách ăn xin trên đường phố, thậm chí trộm đồ,…

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-4
 Một vài em nhỏ còn mang theo cả thú cưng.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-5
 Khi bị cảnh sát bắt, những đứa trẻ vô gia cư này thường được đưa đến trường học. Tuy nhiên, nhiều em nhỏ sau đó trốn khỏi trường vì chúng đã quen với cuộc sống tự do.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-6
 Chính quyền Liên Xô đã cố gắng để giải quyết tình trạng này bằng cách thành lập các trung tâm chăm sóc cho trẻ vô gia cư trên khắp đất nước.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-7
Các em được cung cấp nơi ăn, chỗ ở miễn phí… 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-8
 …cũng như được kiểm tra sức khỏe.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-9
Trước khi được đưa đến trung tâm chăm sóc, nhiều em nhỏ chưa tắm rửa trong suốt khoảng thời gian dài. 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-10
 Một số đứa trẻ vô gia cư hút thuốc khi còn nhỏ.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-11
 Chúng được học trong các trung tâm này. Được biết, hầu hết các em nhỏ vô gia cư đều không biết đọc hoặc viết.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-12
 Ngoài ra, những em nhỏ vô gia cư này còn được dạy một số nghề, chẳng hạn như sửa giày,…

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-13
 Tuy vậy, nhiều trẻ vẫn trốn khỏi các trung tâm chăm sóc và sống lang thang ngoài đường phố.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-14
 Trong khoảng thời gian đó, nước Nga đối mặt với một nạn đói trầm trọng vì chiến tranh và hạn hán, khiến hơn 5 triệu người thiệt mạng.

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-15
Nạn đói đã khiến cuộc sống của những đứa trẻ ở nhiều lứa tuổi khác nhau bị ảnh hưởng. 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-16
Những bé trai tuần hành kêu gọi chấm dứt tình trạng trẻ vô gia cư ở đất nước. 

Co cuc tre vo gia cu o Nga thap nien 1920-Hinh-17
 Tại một số thành phố ở nước Nga, nhiều trạm di động được thiết lập để cung cấp đồ ăn cho những đứa trẻ đường phố. Ảnh: ER.

Các nước Arập cắt đứt quan hệ với Qatar: Mưu mô phức tạp

(Kiến Thức) - Việc hàng loạt quốc gia Arập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar có nguyên nhân sâu xa phức tạp hơn những gì đã được công bố chính thức.

Đó là nhận định của chuyên viên nghiên cứu chính trị Stanislav Tarasov trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài Sputnik.
Cac nuoc Arap cat dut quan he voi Qatar: Muu mo phuc tap
Lãnh đạo các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC): "Đồng sàng, dị mộng". Ảnh: CNN