Mỹ không thể "giam" Trung Quốc ở Chuỗi đảo thứ nhất

(Kiến Thức) - Trung Quốc cho rằng, Mỹ không thể ngăn chặn sức mạnh hải quân Trung Quốc ở Chuỗi đảo thứ nhất.

Tàu khu trục Quảng Châu tham gia cuộc tập trận “Cơ động số 5”.
Tàu khu trục Quảng Châu tham gia cuộc tập trận “Cơ động số 5”.
Theo tờ Duowei News, cuộc tập trận “Cơ động số 5” của Trung Quốc tại vùng biển Tây Thái Bình Dương từ ngày 18/10 đến 1/11 đã cho thấy, Mỹ không thể ngăn chặn sức mạnh trên biển của Trung Quốc trong phạm vi Chuỗi đảo thứ nhất, kéo tài từ Alaska, Hàn Quốc, Nhậy Bản, Đài Loan và Philippines.

Dưới sự chỉ hủy của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc là đô đốc Wu Shengli, cuộc tập trận “Cơ động số 5” đã triển khai các tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay chiến đấu từ Hạm đội Bắc Hải, Hoa Đông và Hoa Nam tranh đua với nhau trong một môi trường gần với tình huống chiến đấu thực tế.

Cuộc tập trận cho thấy, các phương tiện hải quân Trung Quốc có khả năng thực hiện các sứ mệnh ngoài phạm vi Chuỗi đảo thứ nhất bằng việc xuyên qua vùng biển Miyako nằm giữa hai quần đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản.

Kênh truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, máy bay của Nhật Bản đã giám sát chặt chẽ cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo được tổ chức ngày 31/10, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cho biết, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã điều tàu khu trục Ikazuchi vào khu vực tập trận ngày 25/10 và cho rằng, đó là một hành động khiêu khích từ phía Tokyo.

Ông Yang cho biết, Bắc Kinh đã yêu cầu chính phủ Nhật Bản cam kết không bao giờ can thiệp các cuộc tập trận trên biển của Trung Quốc trong tương lai. Căng thăng giữa 2 quốc gia Đông Á tiếp tục gia tăng sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku vào tháng 9/2012.

Sau đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các cuộc tập trận hải quân định kỳ gần vùng biển tranh chấp. Theo tạp chí Jane's Defense Weekly có trụ sở tại London, các tàu chiến của Trung Quốc đi qua vùng biển Miyako ít nhất 1 lần trong mỗi cuộc tập trận định kỳ 2 tháng/lần tại vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Du Wenlong, chuyên gia phân tích quân sự của Trung Quốc, cho biết Chuỗi đảo thứ nhất được thành lập bởi Mỹ và các đồng minh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh để ngăn chặn sự bành chướng trên biển của Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc đã cố gắng tìm cách phá vỡ hàng rào này trong những năm vừa qua, chứng minh họ có khả năng thực hiện các cuộc tập trận ngoài Chuỗi đảo thứ nhất.

Một chuyên gia quân sự khác, Chen Hu cho rằng Hải quân Trung Quốc không có ý định thách thức vị thế siêu cường trên biển của Hải quân Mỹ, nhưng Bắc Kinh có quyền hợp pháp tiến hành các cuộc tập trận giống bất cứ quốc gia nào tại vùng biển quốc tế.

10 tai nạn thảm khốc nhất ở "chốn" ăn chơi (2)

(Kiến Thức) - Khách tham quan các công viên vui chơi chủ yếu là trẻ em nhưng chỉ một sơ suất nhỏ cũng đủ biến tất cả những điều vui vẻ trở thành bi kịch.

Đám cưới kiểu... Gangster

(Kiến Thức) - Rất nhiều đám cưới được tổ chức theo nhiều chủ đề khác nhau như truyện tranh, phim hoạt hình, zombie, cosplay và thậm chí cả vô gia cư...

Một cặp đôi người Nga đã táo bạo tổ chức đám cưới theo kiểu xã hội đen (Gangster)...
 Một cặp đôi người Nga đã táo bạo tổ chức đám cưới theo kiểu xã hội đen (Gangster)...
Họ cùng bạn bè ăn mặc hầm hố..
 Họ cùng bạn bè ăn mặc hầm hố..

10 yêu ma không đầu ám ảnh nhân loại

(Kiến Thức) - Nukekubi, Ewaipanoma, kỵ sĩ Dullahan ... là những nhân vật không đầu nổi tiếng trong những câu chuyện dân gian.

Nukekubi. Văn hóa dân gian Nhật Bản tương truyền một truyền thuyết về một sinh vật giống ma cà rồng dược gọi tên là ‘Nukekubi’. Ban ngày, nukekubi cũng xuất hiện trong hình dạng giống như một con người bình thường. Tuy nhiên, vào ban đêm, nó sẽ tách hẳn đầu ra khỏi cổ và tự lập đi kiếm con mồi. Chúng tấn công bằng cách la hét và hù dọa người, sau đó sẽ hút máu.
 Nukekubi. Văn hóa dân gian Nhật Bản tương truyền một truyền thuyết về một sinh vật giống ma cà rồng dược gọi tên là ‘Nukekubi’. Ban ngày, nukekubi cũng xuất hiện trong hình dạng giống như một con người bình thường. Tuy nhiên, vào ban đêm, nó sẽ tách hẳn đầu ra khỏi cổ và tự lập đi kiếm con mồi. Chúng tấn công bằng cách la hét và hù dọa người, sau đó sẽ hút máu.
Khi đầu bị tách ra, thân của Nukekubi trở nên vô tri. Vì thế, khi bị tấn công, bạn hãy tỉnh táo đi tìm thân xác của nó và giấu đi. Tới sáng, nếu nukekubi chưa lắp lại đầu với thân hình thì nó sẽ chết. Có một cách để nhận ra nukekubi vào ban ngày: chúng sẽ có hai hoặc ba vết nhăn dọc theo phía dưới cổ.
 Khi đầu bị tách ra, thân của Nukekubi trở nên vô tri. Vì thế, khi bị tấn công, bạn hãy tỉnh táo đi tìm thân xác của nó và giấu đi. Tới sáng, nếu nukekubi chưa lắp lại đầu với thân hình thì nó sẽ chết. Có một cách để nhận ra nukekubi vào ban ngày: chúng sẽ có hai hoặc ba vết nhăn dọc theo phía dưới cổ.
Tổng giám mục William Laud. Các bạn chắc hẳn sẽ rất kinh sợ khi bước chân vào buổi học ban đêm ở thư viện ĐH St.John’s. Ở đó, bạn sẽ hình ảnh một người đàn ông không đầu, trên tay cầm nến trong khi chân đá cái đầu trên khắp nền nhà. Theo như tin đồn, hình ảnh người đàn ông đó được cho là bóng ma của Đức tổng giám mục William Laud xứ Canterbury, người đứng đầu giáo hội Anh giáo từ năm 1633-1645.
Tổng giám mục William Laud. Các bạn chắc hẳn sẽ rất kinh sợ khi bước chân vào buổi học ban đêm ở thư viện ĐH St.John’s. Ở đó, bạn sẽ hình ảnh một người đàn ông không đầu, trên tay cầm nến trong khi chân đá cái đầu trên khắp nền nhà. Theo như tin đồn, hình ảnh người đàn ông đó được cho là bóng ma của Đức tổng giám mục William Laud xứ Canterbury, người đứng đầu giáo hội Anh giáo từ năm 1633-1645.  
Trong suốt thời gian đó, có rất nhiều câu chuyện đồn đại xung quanh những việc làm ghê sợ của đức giám mục William. Mọi người đồn rằng, chính ông là người đã cắt đứt tai của ba người theo phái Thanh giáo, rồi sau đó còn dùng gươm rạch chữ cái “SL” trên má của họ. Tuy nhiên, cuối cùng ngài cựu hiệu trưởng danh dự của ĐH Oxford đã bị chặt đầu vào năm 1645 vì tội phản quốc.
 Trong suốt thời gian đó, có rất nhiều câu chuyện đồn đại xung quanh những việc làm ghê sợ của đức giám mục William. Mọi người đồn rằng, chính ông là người đã cắt đứt tai của ba người theo phái Thanh giáo, rồi sau đó còn dùng gươm rạch chữ cái “SL” trên má của họ. Tuy nhiên, cuối cùng ngài cựu hiệu trưởng danh dự của ĐH Oxford đã bị chặt đầu vào năm 1645 vì tội phản quốc.
Kỵ sĩ không đầu Dullahan. Đó là một câu chuyện mang hơi hướng cổ tích trong văn hóa dân gian của Ailen. Theo đó, một kỵ sĩ không đầu đi lang thang khắp nơi và dân gian thường gọi anh ta bằng cái tên Dullahan.
 Kỵ sĩ không đầu Dullahan. Đó là một câu chuyện mang hơi hướng cổ tích trong văn hóa dân gian của Ailen. Theo đó, một kỵ sĩ không đầu đi lang thang khắp nơi và dân gian thường gọi anh ta bằng cái tên Dullahan.
Một tay anh ta cầm chiếc đầu của mình, tay còn lại cầm chiếc roi làm từ xương sống của con người. Là một nữ thần của cái chết, mỗi khi Dullahan đến gõ cửa nhà những người đến số tận mệnh.
Một tay anh ta cầm chiếc đầu của mình, tay còn lại cầm chiếc roi làm từ xương sống của con người. Là một nữ thần của cái chết, mỗi khi Dullahan đến gõ cửa nhà những người đến số tận mệnh.  
Ewaipanoma. Tương truyền, nhà thám hiểm người Anh Sir Walter Raleigh đã gặp con trai của một người đứng đầu một địa phương, người được cho là đã giáp mặt với bộ tộc người không đầu tên là Ewaipanoma.
 Ewaipanoma. Tương truyền, nhà thám hiểm người Anh Sir Walter Raleigh đã gặp con trai của một người đứng đầu một địa phương, người được cho là đã giáp mặt với bộ tộc người không đầu tên là Ewaipanoma.
Theo mô tả của Raleigh, những người đó có mắt ở vai, miệng ở ngực và mái tóc dài ngoằng mọc từ giữa xương bả vai. Họ được trang bị cung tên, do vậy những người Ewaipanoma được coi là một đối thủ đáng gờm đối với bất cứ bộ lạc lớn. Câu chuyện trên rất giống với những người Blemmyae, một bộ lạc được cho là có nguồn gốc ở châu Phi.
Theo mô tả của Raleigh, những người đó có mắt ở vai, miệng ở ngực và mái tóc dài ngoằng mọc từ giữa xương bả vai. Họ được trang bị cung tên, do vậy những người Ewaipanoma được coi là một đối thủ đáng gờm đối với bất cứ bộ lạc lớn. Câu chuyện trên rất giống với những người Blemmyae, một bộ lạc được cho là có nguồn gốc ở châu Phi. 
Cậu bé đánh trống không đầu ở lâu đài Edinburgh. Có tin đồn rằng mọi người có thể nghe thấy tiếng trống bí ẩn phát ra từ bên trong những bức tường của lâu đài Edinburgh.
Cậu bé đánh trống không đầu ở lâu đài Edinburgh. Có tin đồn rằng mọi người có thể nghe thấy tiếng trống bí ẩn phát ra từ bên trong những bức tường của lâu đài Edinburgh. 
Theo nhiều người, nguồn gốc của những âm thanh đó là do có một bóng ma của cậu bé đánh trống không đầu. Theo đó, cậu bé sẽ xuất hiện bất cứ khi nào lâu đài gặp nguy hiểm.
Theo nhiều người, nguồn gốc của những âm thanh đó là do có một bóng ma của cậu bé đánh trống không đầu. Theo đó, cậu bé sẽ xuất hiện bất cứ khi nào lâu đài gặp nguy hiểm.