Mỹ hé lộ nội dung thượng đỉnh Biden - Putin

Nhà Trắng cho biết, các cuộc tấn công mạng chắc chắn sẽ là một chủ đề thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra giữa hai nguyên thủ Mỹ - Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva, Thụy Sỹ vào ngày 16/6 tới đây. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 2/6, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tiết lộ, ông Biden sẽ nói rõ ràng với ông Putin rằng, "việc dung túng các thực thể tội phạm đang có ý định gây tổn hại và đang làm tổn hại đến các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Mỹ là không thể chấp nhận được".

Mỹ hé lộ nội dung thượng đỉnh Biden - Putin ảnh 1
Ông Biden (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Putin năm 2011, khi còn giữ cương vị Phó Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters.

Theo bà Psaki, dù hội nghị thượng đỉnh Geneva sẽ là cơ hội để hai nguyên thủ thảo luận trực tiếp về vấn đề trên, nhưng Washington đang thực hiện đánh giá riêng về một loạt giải pháp. Phát ngôn viên của Nhà Trắng nhấn mạnh, "các quốc gia có trách nhiệm cần phải có hành động dứt khoát chống lại các hệ thống mã độc tống tiền".

Các phát biểu của bà Psaki được đưa ra không lâu sau một vụ tấn công bằng mã độc tống tiền nhằm vào JBS, công ty đóng gói thịt lớn nhất thế giới, khiến 9 nhà máy chế biến thịt bò phải tạm thời ngưng hoạt động trong tuần này. Một vụ tấn công tương tự của tin tặc hồi tháng trước nhằm vào Colonial Pipeline, hãng vận chuyển nhiên liệu tinh chế lớn nhất Mỹ cũng dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu ở khu vực đông nam nước này.

Trong dư luận Mỹ đang rộ lên các đồn đoán về việc Washington có thể trừng phạt chính phủ Nga vì 2 vụ tấn công mạng nói trên, sau khi chính quyền Biden hồi tháng 4 đã áp các lệnh cấm vận mới với Moscow, một phần vì vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ và lĩnh vực tư nhân tại xứ sở cờ hoa qua hệ thống SolarWinds hồi năm ngoái. Moscow đã lên tiếng phủ nhận có liên can đến sự cố SolarWinds, đồng thời khẳng định các cáo buộc của Mỹ là vô căn cứ.

Về vụ tin tặc tập kích JBS, bà Psaki từ chối cung cấp các chi tiết cụ thể về nguồn gốc sự cố cũng như yêu cầu tiền chuộc. Thư ký báo chí Nhà Trắng chỉ lưu ý, ông Biden tin Tổng thống Putin và chính phủ Nga có “vai trò trong việc chấm dứt và ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy”.

Bà Psaki cũng phản bác các bình luận hồi đầu tuần của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, vốn cáo buộc Washington đã vi phạm các quyền của những người bị buộc tội tham gia gây bạo loạn tại trụ sở quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol ngày 6/1.

Ngoài các chủ đề trên, lãnh đạo Nhà Trắng và người đứng đầu Điện Kremlin còn dự kiến thảo luận về vấn đề Ukraina và các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực an ninh, hạt nhân.

Ông Biden tiếp quản Twitter tổng thống, nhưng mất sạch người theo dõi

Trái với tiền lệ, ông Joe Biden sẽ không thể tiếp quản lượng người theo dõi tài khoản Twitter chính thức của tổng thống Mỹ khi nhậm chức vào tháng 1/2021.

Chính quyền đương nhiệm sẽ chuyển giao tài khoản Twitter chính thức của tổng thống Mỹ mà ông Trump đang quản lý cho nhóm của ông Biden. Tuy nhiên, chính quyền mới sẽ không tiếp quản khoảng 33,2 triệu người theo dõi sẵn có trên tài khoản này.

Sự thật bất ngờ về quốc đảo vừa ghi nhận ca COVID-19 đầu tiên

(Kiến Thức) - Palau, quốc đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 31/5. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ về đất nước này có thể bạn chưa biết.

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien
Palau, tên đầy đủ là Cộng hòa Palau, là một quốc đảo ở Tây Thái Bình Dương. Nước này bao gồm hàng trăm hòn đảo, trong đó Koror là đảo đông dân nhất. Dân số của Palau ước tính khoảng 21.000 người. Ảnh: Rick and Lea Miller. 

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-2
 Ngerulmud, thủ đô của Palau, nằm trên đảo Babeldaob - hòn đảo lớn nhất Palau. Palau có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Palau và tiếng Anh.  Ảnh: Wikipedia.

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-3
Theo BBC, vào năm 1783, tàu của thuyền trưởng người Anh Henry Wilson bị đâm vào rạn san hô ở một hòn đảo của Palau, và Henry trở thành người Châu Âu đầu tiên "thăm" đảo quốc này. Ảnh: Wikipedia. 

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-4
 Theo Washington Post, năm 1994, quốc đảo Palau cuối cùng đã giành được độc lập hoàn toàn. Nước này tiếp tục nhận được viện trợ tài chính từ Mỹ, và đổi lại, Mỹ có thể vận hành các căn cứ quân sự ở Palau. Ảnh: Wikipedia. 

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-5
National Geographic đưa tin, năm 2017, Palau trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới yêu cầu khách du lịch phải ký "Cam kết về bảo vệ môi trường" khi đến nước này. Ảnh: Flickr.  

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-6
Palau là quê hương của Hồ Sứa, hồ nước đặc biệt chứa hàng triệu con sứa. Ảnh: Shutterstock.  

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-7
 Quần đảo Rock ở Palau được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO từ năm 2012. Đây là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Palau. Ảnh: Water66.

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-8
Quốc kỳ của Cộng hòa Palau có nền màu xanh da trời và một hình tròn màu vàng. Theo Cổng thông tin PalauGov, hình tròn màu vàng là biểu tượng mặt trăng. Ảnh: Shutterstock.  

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-9
 Palau là một trong 22 quốc gia không có quân đội. Nước này không thành lập quân đội sau khi giành được độc lập. Ảnh: MS. 

Su that bat ngo ve quoc dao vua ghi nhan ca COVID-19 dau tien-Hinh-10
 Telegraph đưa tin, khu bảo tồn cá mập đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Palau vào năm 2009. Ảnh: JFF.