Mỹ giải thích về mức thuế 245% đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhà Trắng cho biết, mức thuế 245% không phải là mức thuế mới mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc và nó chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định.

Ngày 16/4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng Trung Quốc hiện phải đối mặt với mức thuế lên tới 245% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ "do các hành động trả đũa" của Bắc Kinh. Quyết định này được nêu chi tiết trong một văn bản do Nhà Trắng công bố vào cuối ngày 15/4 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng sau đó nhanh chóng giải thích mức thuế này nhằm "tránh hiểu lầm", khẳng định rằng mức thuế 245% thực chất không phải là mức thuế mới.
Theo USA Today, Nhà Trắng cho biết rằng mức thuế 245% phản ánh tổng hợp tác động của nhiều lớp thuế, trong đó có thuế liên quan đến fentanyl và mức thuế theo Điều 301 được áp dụng lần đầu dưới thời Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu và tiếp tục duy trì dưới chính quyền ông Joe Biden.
My giai thich ve muc thue 245% doi voi hang hoa Trung Quoc
 Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: citizensforethics.
Nhà Trắng giải thích rằng Mỹ đã áp mức thuế quan từ 7,5% đến 100% đối với một số sản phẩm của Trung Quốc trước khi ông Trump nhậm chức trong năm nay và bắt đầu công bố mức thuế quan mới. Cộng mức thuế hiện tại vào mức thuế quan mới 145% mà ông Trump áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc nên một số mặt hàng của nước này đang phải đối mặt với mức thuế 245%.
Chẳng hạn như, xe điện và ống tiêm là hai mặt hàng hàng đối mặt với mức thuế 100% từ thời chính quyền ông Biden - trước khi ông Trump bắt đầu áp dụng mức thuế mới (145%) đối với hàng hóa Trung Quốc trong năm nay - nên hiện đang phải chịu mức thuế 245%.
Ngày 15/4, Tổng thống Trump tuyên bố Trung Quốc cần đạt được thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại.
"Quả bóng đang ở trong sân của Trung Quốc. Trung Quốc cần phải thỏa thuận với chúng tôi. Chúng tôi không cần phải thỏa thuận với họ", Thư ký báo chí Nhà Trắng đọc tuyên bố của Tổng thống Donald Trump ngày 15/4.
Trước đó, Trung Quốc đã áp mức thuế trả đũa 125% đối với hàng hóa của Mỹ. Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ áp thêm thuế nếu Mỹ tiếp tục leo thang.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Trump ký sắc lệnh về chính sách thuế quan mới ngày 2/4

Nguồn video: BBC 

Top 10 sự thật kinh ngạc về đất nước Ethiopia

Ethiopia, quốc gia ở Châu Phi, sở hữu cảnh quan ấn tượng và lịch sử lâu đời, là một trong những vùng đất hấp dẫn nhất trên Trái Đất.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia
Theo Absolute Ethiopia, được thành lập lần đầu tiên vào năm 980 trước Công nguyên, Ethiopia là quốc gia độc lập lâu đời nhất ở Châu Phi. Ethiopia cũng là quốc gia Châu Phi duy nhất chưa từng là thuộc địa của Châu Âu. Ảnh: Wikipedia. 

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-2
Ethiopia có múi giờ riêng. Ethiopia sử dụng hệ thống thời gian với đồng hồ 12 giờ, tính theo thời điểm hoàng hôn và bình minh. Ảnh: AE. 
Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-3
Ethiopia có 13 tháng trong một năm. Giáng sinh được tổ chức ở Ethiopia vào ngày 7/1. Ảnh: AE. 

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-4
 Dallol ở vùng trũng Danakil tại Ethiopia nắm giữ kỷ lục thế giới là nơi có người ở nóng nhất hành tinh. Ảnh: AE.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-5
 Núi lửa Erta Ale ở Ethiopia có hồ dung nham tồn tại lâu nhất, từ năm 1906. Được người dân địa phương gọi là “Cổng vào địa ngục” vì nhiệt độ nóng bỏng, tên của núi lửa Erta Ale bắt nguồn từ tiếng Afar. Đây là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới. Ảnh: AE.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-6
 Addis Ababa (Ethiopia) là thủ đô cao nhất ở Châu Phi và là thủ đô cao thứ tư trên thế giới, với độ cao 2.355 mét so với mực nước biển. Tên của thành phố này có nghĩa là "Bông hoa mới" trong tiếng Amharic. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Liên minh Châu Phi. Ảnh: Wikipedia.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-7
Nhiều địa danh ở Ethiopia như nhà thờ đá Lalibela, công viên quốc gia Simien, Harar Jugol,...được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Ảnh: AE. 

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-8
 Ethiopia có rất nhiều lễ hội sôi động, trong đó Timket là lễ hội lớn nhất. Ảnh: IntrepidTravel.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-9
 Ẩm thực Ethiopia là một trong những nền ẩm thực ngon nhất, lành mạnh nhất và đa dạng nhất tại Châu Phi. Ảnh: IntrepidTravel.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-10
 Ngôn ngữ quốc gia của Ethiopia là tiếng Amharic, nhưng tổng cộng có hơn 82 ngôn ngữ được các bộ tộc khác nhau sử dụng. Và hơn thế nữa, không dưới 200 biến thể hoặc phương ngữ của các ngôn ngữ này được người dân trong nước sử dụng. Ảnh: IT.

Top 10 su that kinh ngac ve dat nuoc Ethiopia-Hinh-11
 Huy chương vàng Olympic đầu tiên của Châu Phi thuộc về một vận động viên Ethiopia. Cụ thể, Abebe Bikila người Ethiopia đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho châu Phi tại Thế vận hội năm 1960 ở Rome. Ảnh: ADF.

Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc He Yongqian cho biết nước này sẵn sàng đàm phán với Mỹ, nhưng phải dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Theo Global Times, tại cuộc họp báo ngày 10/4, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc He Yongqian cho biết: "Lập trường của Trung Quốc là rõ ràng và nhất quán. Nếu Mỹ muốn đàm phán, cánh cửa đối thoại của chúng tôi vẫn rộng mở nhưng phải dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Việc gây sức ép, đe dọa, bắt nạt không phải là cách hành xử đúng với Trung Quốc".
Trung Quoc neu dieu kien dam phan thuong mai voi My
 Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc He Yongqian. Ảnh: GT.