Mỹ cảnh báo ớn lạnh nếu Thổ Nhĩ Kỳ làm điều này với Nga

Mỹ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lãnh "hậu quả nghiêm trọng" nếu nước này mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Điều này được tuyên bố bởi người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Charlie Summers, tờ Hill đưa tin.

Cụ thể, theo ông, quan hệ giữa Ankara và Washington trong lĩnh vực quân sự sẽ có thể xuống cấp nghiêm trọng.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, họ sẽ không nhận được máy bay chiến đấu F-35 và hệ thống tên lửa phòng không Patriot", ông Summers nói.
My canh bao on lanh neu Tho Nhi Ky lam dieu nay voi Nga
Hệ thống phòng không S-400. 
Hợp đồng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống tên lửa phòng không S-400 được ký năm 2017 đã gây ra xích mích ngoại giao giữa Ankara và Washington, đòi hỏi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ tổ hợp của Nga để ủng hộ hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Ankara đã có lập trường vững chắc trong vấn đề này và không có kế hoạch từ bỏ S-400 ngay cả khi mua Patriot. Những chủ đề này, theo chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, là không liên quan đến nhau.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar trước đó cho biết, việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu vào tháng 10.2019.
"Việc lắp đặt hệ thống phòng không S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu vào tháng 10 năm 2019. Quyết định về khu vực triển khai hệ thống tên lửa phòng không sẽ được Bộ Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra", ông Akar nói.
Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng "việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 không phải là vấn đề ưu tiên, mà là yêu cầu cấp thiết của an ninh quốc gia".

Thổ Nhĩ Kỳ khước từ tên lửa Patriot nhưng vẫn nhận F-35 của Mỹ

(Kiến Thức) - Dù không tỏ ra hào hứng với "thiện chí" bán hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Patriot từ Mỹ, thế nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn tiếp tục thương vụ F-35 nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của không quân nước này.

Tho Nhi Ky khuoc tu ten lua Patriot nhung van nhan F-35 cua My
Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, hợp đồng mua tên lửa Patriot giữa nước này và Mỹ là "điều khó có thể xảy ra". Và Ankara không có ý định từ bỏ thương vụ tên lửa S-400 với Nga để có được Patriot từ Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

Hình ảnh những phi công da màu của Mỹ trong Thế chiến II

Trước năm 1940, người Mỹ gốc Phi gần như không được ứng tuyển vào làm phi công trong lực lượng không quân nước này bởi nạn phân biệt chủng tộc, bất chấp những cống hiến của họ cho Quân đội.

Hinh anh nhung phi cong da mau cua My trong The chien II
 Trước khi Tuskegee Airmen (một nhóm phi công quân sự người Mỹ gốc Phi chiến đấu trong Thế chiến II) được thành lập, chưa từng có người Mỹ gốc Phi nào được trở thành phi công quân sự trong Không lực Mỹ. Eugene Bullard (phải) được biết đến là phi công người Mỹ gốc Phi đầu tiên phục vụ trong không quân Pháp từ thế chiến thứ Nhất, vì ông bị từ chối được phục vụ trong không quân Mỹ (Ảnh: University of Georgia)