Mỹ cảnh báo khả năng Triều Tiên thử tên lửa

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley ngày 2/1 cho biết Mỹ nhận được thông tin rằng Triều Tiên có thể đang chuẩn bị tiến hành thêm vụ thử tên lửa.

Thông tin khả năng Triều Tiên thử tên lửa được TTXVN cho hay:
Phát biểu trước báo giới tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York, bà Haley cảnh báo rằng Mỹ sẽ có biện pháp cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng nếu như một vụ thử tên lửa như vậy diễn ra.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc việc tổ chức đàm phán với Triều Tiên tùy thuộc vào Hàn Quốc, nhưng Washington nghi ngờ về sự chân thành của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu những cuộc đàm phán kiểu như vậy diễn ra.
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm Hwasong-12 của Triều Tiên. (Nguồn: Yonhap/TTXVN).
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm Hwasong-12 của Triều Tiên. (Nguồn: Yonhap/TTXVN).
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho rằng nếu Triều Tiên và Hàn Quốc muốn có các cuộc đàm phán thì phải cho thấy đó chắc chắn là lựa chọn của họ.
Tuy nhiên, bà Nauert cũng đưa ra lập luận rằng: "nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể 'cố tạo ra sự chia rẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc,' song điều này sẽ không xảy ra," bà nhấn mạnh. Theo bà Nauert, Mỹ rất nghi ngờ về sự chân thành của ông Kim Jong-un trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán.
Trước đó, vào ngày 1/1, trong thông điệp chào mừng Năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Seoul về khả năng tham gia Thế vận hội (Olympic) mùa Đông Pyeongchang 2018, đồng thời cho rằng hai miền Triều Tiên cần cải thiện quan hệ.

Mỹ trừng phạt 2 nhân vật đứng sau chương trình tên lửa Triều Tiên

Hai quan chức Triều Tiên vừa bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt là ông Kim Jong Sik và Ri Pyong Chol.

Chính phủ Mỹ hôm qua (26/12) tuyên bố áp đặt trừng phạt hai chuyên gia Triều Tiên vì vai trò của họ trong việc phát triển tên lửa đạn đạo của nước này.
Đây là bước đi mới nhất của Mỹ trong chiến lược nhằm gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên gây tranh cãi của mình.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Nga giải thích ra sao chuyện tiếp tục bán dầu cho Triều Tiên?

Mátxcơva khẳng định nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm cung cấp dầu cho Triều Tiên, song không phải cấm tuyệt đối.

Tuyên bố được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 30-12, ngay sau khi truyền thông phương tây đưa tin ít nhất ba lần trong các tháng 10 và 11 các tàu chở dầu Nga đã chuyển các sản phẩm hóa dầu cho Triều Tiên.

Một luồng ý kiến lập tức nổi lên cho rằng Nga đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an. Số khác cho rằng với tư cách là một trong 5 thành viên thường trực, việc Mátxcơva phá luật lại càng không thể chấp nhận.

"Nga vẫn tuân thủ đầy đủ các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên", Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trong thông cáo phát đi ngày 30-12.

"Chúng tôi cũng muốn nhắc thêm rằng việc cung cấp nhiên liệu, bao gồm các sản phẩm hóa dầu, cho Triều Tiên, là có giới hạn số lượng chứ không phải cấm hoàn toàn theo Nghị quyết số 2397", theo hãng thông tấn Tass.

Phà Mangyongbong-92 nối Triều Tiên và Nga - Ảnh: REUTERS
Phà Mangyongbong-92 nối Triều Tiên và Nga - Ảnh: REUTERS