Mỹ bỏ rơi người Kurd ở Iraq và Syria?

(Kiến Thức) - Mỹ bỏ rơi người Kurd ở Iraq và Syria, giữa lúc cả KRG lẫn SDF đang bị các nước trong khu vực dồn ép đến nghẹt thở?

Các lực lượng Iraq đã lấy lại các thành phố Kirkuk và Sinjar, khi tiến hành chiến dịch giành lại những khu vực đang tranh chấp với chính quyền Khu tự trị Kurdistan (KRG), sau cuộc trưng cầu dân ý về độc lập.
My bo roi nguoi Kurd o Iraq va Syria?
Người Kurd ở Iraq được gì sau cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập?  Ảnh: Reuters 
Lực lượng Peshmerga đang mất quyền kiểm soát các khu vực bên ngoài Khu tự trị Kurdistan, nhưng Mỹ đã làm gì? Phải chăng, Mỹ bỏ rơi người Kurd ở Iraq và Syria? 
Liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu ủng hộ cả quân đội Iraq lẫn Peshmerga. Mỹ không đứng về phía bất kỳ bên nào. Mặc dù KRG cầu xin giúp đỡ, Mỹ vẫn "thúc giục tất cả các bên tránh hành động leo thang” và không ủng hộ bên nào trong cuộc xung đột này. Nói cách khác, lời cầu xin giúp đỡ của chính quyền Khu tự trị Kurdistan ở Iraq đang bị Mỹ bỏ ngoài tai.
Sự im lặng của Mỹ trong cuộc xung đột giữa chính phủ Iraq và KRG nói lên nhiều điều. Đó là người Kurd phải tự giải quyết những vấn đề của chính họ. Có vẻ như các đồng minh địa phương" của Mỹ ở Syria và Iraq có thể cuối cùng sẽ bị bỏ rơi.
Cả Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và KRG đều ngộ nhận rằng họ có "sự ủng hộ liên tục của cộng đồng quốc tế" và, quan trọng nhất, được Mỹ hậu thuẫn vô điều kiện. Hai lực lượng này cố nói chuyện với nước trong khu vực - Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq – như thể họ đang có thực quyền. Thế nhưng quyền lực của họ quá mong manh, khi cả SDF lẫn KRG đều phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ quân sự, hậu cần, vật chất và trinh sát của Mỹ. Nếu không có hỗ trợ trên không và Lực lượng đặc biệt Mỹ , lực lượng SDF và KRG có thể sẽ lâm vào hoàn cảnh bị vây hãm tứ bề và không có lối thoát dễ dàng.
SDF và KRG không phải là Israel. Sự vận động hành lang của họ ở Washington không hề hiệu quả như của Israel. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ không đưa binh lính Mỹ đến chỗ chết, nếu mục tiêu duy nhất là giúp SDF và KRG tạo ra quốc gia riêng của người Kurd.
Vấn đề khác là liệu Mỹ thậm chí còn có ý định tiêp tục giúp đỡ người Kurd như trước đây. Siêu cường thế giới này hiện đang chật vật đối phó với những vấn đề nan giải khác ở trong và ngoài nước. Cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên leo thang từng ngày. Trung Quốc và Iran ngày càng trở nên cứng rắn với Mỹ. Mối quan hệ đồng minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đang bị trục trặc. Mưu đồ lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria đã không thành công. Tình hình Ukraine vẫn chưa rõ ràng. Các nguồn lực ngoại giao và quân sự của Mỹ đang được sử dụng để đối phó với tất cả những vấn đề này chứ không phải tạo ra một quốc gia Kurdistan độc lập. Rõ ràng đây không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chính vì vậy mà chẳng sớm thì muộn, cả SDF lẫn KRG đều sẽ phải tự lo cho bản thân mình.

Người Kurd tại Iraq đối mặt nạn đói nếu bị TNK cấm vận

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, người Kurd tại miền Bắc Iraq không thể tìm được nguồn thực phẩm nếu nước này áp đặt các lệnh trừng phạt.

Reuters ngày 27/9 đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo người Kurd tại Iraq sẽ phải đối mặt với nạn đói nếu Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa tuyến đường xe tải và vận chuyển dầu chạy dọc biên giới phía Bắc giáp với Iraq.
Nguoi Kurd tai Iraq doi mat nan doi neu bi TNK cam van
Người Kurd tại Iraq đối mặt nạn đói nếu bị Thổ Nhĩ Kỳ cấm vận. Ảnh minh họa: The Guardian. 

Sự thật chưa biết về nhà thám hiểm Christopher Columbus

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số sự thật  về nhà thám hiểm Christopher Columbus mà có thể nhiều người chưa biết hoặc vẫn lầm tưởng.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus
 Một trong những sự thật mà mọi người lầm tưởng về nhà thám hiểm Christopher Columbus đó là ông là người đầu tiên chứng minh Trái Đất hình tròn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người không biết rằng vào đầu thế kỷ 6, Pythagoras đã đưa ra giả thuyết trái đất hình cầu. Ảnh: ATI.
Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-2
 Trước khi Quốc vương Ferdinand và Nữ hoàng Isabella đồng ý tài trợ kinh phí cho chuyến thám hiểm, Colombus đã bị từ chối nhiều lần. Các cố vấn của Quốc vương Anh Henry VII và Quốc vương Pháp Charles VIII cho rằng rằng tính toán của Columbus đã sai. Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-3
Ngay cả sau khi qua đời, Columbus được cho là đã gây rắc rối cho chế độ quân chủ Tây Ban Nha.  Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-4
 Ngày Columbus trở thành ngày lễ của nhiều quốc gia Châu Mỹ và trên thế giới. Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-5
Nhiều người cho rằng nhà thám hiểm Cristophe Columbus đã phát hiện ra Châu Mỹ năm 1492. Nhưng trên thực tế, nhà thám hiểm hàng hải này chưa bao giờ đặt chân lên vùng đất Bắc Mỹ. Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-6
 The Nina, the Pinta và the Santa Maria là ba con tàu trong đoàn thám hiểm của nhà hàng hải Columbus. Tên gọi chính xác của ba con tàu này là “la Santa Clara”, “la Pintada" và “la Gallega”. Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-7
 Khi tin tức về việc Columbus đối xử tàn bạo với những người bản địa lan truyền tới Tây Ban Nha, Quốc vương Ferdiand và Hoàng hậu Isabella đã sai người đến Hispaniola để bắt Columbus. Khi bị đưa trở về Tây Ban Nha, nhà thám hiểm này đã bị tước bỏ chức vụ. Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-8
 Trên thực tế, nhà hàng hải Columbus đã thực hiện 4 chuyến thám hiểm riêng biệt, đó là tới vùng biển Caribe, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Ảnh: ATI.
Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-9
 Sau khi Columbus qua đời vào năm 1506, nơi chôn cất thi thể của nhà thám hiểm này vẫn còn là một bí ẩn. Ảnh: ATI.

Su that chua biet ve nha tham hiem Christopher Columbus-Hinh-10
 Nhiều sử học gia tin rằng Leif Erikson mới là người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến Châu Mỹ. Nhà thám hiểm này được cho là đã đến bờ biển Newfoundland ở Canada khoảng 500 năm trước khi Columbus thực hiện chuyến hành trình. Ảnh: ATI.