Mỹ: Anh bắt giữ tàu chở dầu Iran là "tin tuyệt vời"

Mỹ tuyên bố việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu Grace 1 của Iran gần Gibraltar là "tin tuyệt vời", trong khi Tehran lên án đó là hành động "chặn tàu trái phép".

"Tin tức tuyệt vời: Anh vừa bắt siêu tàu chở dầu Iran hướng tới Syria vi phạm cấm vận của EU", cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton viết ngày 4/7.
"Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục ngăn chặn các chế độ ở Tehran và Damascus khỏi hưởng lợi từ hoạt động buôn bán bất hợp pháp này", ông Bolton viết.
My: Anh bat giu tau cho dau Iran la
Một tàu tuần tra Hải quân Anh canh giữ tàu Grace 1 ở lãnh hải Gibraltar. (Ảnh: Reuters) 
Chính quyền Gibraltar, một vùng lãnh thổ Anh ở hải ngoại, tuyên bố lực lượng thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã có mặt trên MT Grace 1 ngày 4/7. Tàu chở dầu bị bắt cách Gibraltar 4km về phía nam, khu vực Anh coi là lãnh hải của nước này và Tây Ban Nha cũng nhận chủ quyền.
Grace 1 bị nghi ngờ chở dầu thô tới nhà máy lọc dầu Banias của Syria, vi phạm cấm vận của EU.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà hoan nghênh "hành động cứng rắn" của các nhà chức trách Gibraltar.
"Chúng tôi có lý do tin Grace 1 đang vận chuyển dầu thô tới Nhà máy lọc dầu Banyas ở Syria", lãnh đạo Gibraltar Fabian Picardo nhấn mạnh trong một thông cáo. "Nhà máy đó là tài sản của một thực thể đang chịu cấm vận của EU đối với Syria. Chúng tôi đã bắt giữ con tàu cùng hàng hóa của nó", ông Picardo xác nhận.
EU cấm mọi hoạt động vận chuyển dầu tới Syria kể từ năm 2011 nhưng đây là lần đầu tiên một tàu dầu bị bắt trên biển.
Reuters cho biết, dữ liệu vận hành của Grace 1 cho thấy tàu đang chở dầu Iran, được chất hàng ở ngoài khơi nước này, nhưng tài liệu chính thức nói lượng dầu đó là từ Iraq.
Iran đã lập tức triệu tập đại sứ Anh ở Tehran đến để phản đối "việc chặn giữ trái phép" con tàu.
"Sau khi hải quân Anh chặn trái phép một tàu dầu Iran ở eo Gibraltar, đại sứ Anh ở Tehran đã bị triệu tập tới Bộ Ngoại giao", phát ngôn bộ này là Abbas Moussavi nói.
MT Grace 1 là tàu chở dầu có trọng tải 300.000 tấn mang cờ Panama và thuộc quyền sở hữu của một công ty có trụ sở tại Singapore. Theo RT, nó được mệnh danh là "siêu tàu dầu" vì kích cỡ rất lớn.
Vụ bắt giữ diễn ra giữa thời điểm căng thẳng giữa phương Tây, đặc biệt là Mỹ, với Iran leo thang nghiêm trọng. Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 mà Tehran ký với các cường quốc, và tái áp đặt cấm vận lên nước Cộng hòa Hồi giáo.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Đột nhập "nghĩa địa" máy bay đầy ma mị ở Mỹ

Sa mạc Mojave ở California nổi tiếng là nơi tập kết xác những chiếc máy bay không còn hoạt động. Nhiếp ảnh gia Troy Paiva đã đến đây vào ban đêm để chụp những bức ảnh đầy ma mị.

Dot nhap
 Là con trai của một kỹ sư hàng không, nhiếp ảnh gia Troy Paiva lớn lên với niềm đam mê những chiếc máy bay. Tuổi thơ của ông gắn liền với những cuốn sách về hàng không và mô hình của những chiếc máy bay từ dân sự đến quân sự. Điều này khiến cho ông luôn bị hấp dẫn bởi sa mạc Mojave, nơi tập kết xác máy bay các loại ở bang California, Mỹ. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Sắp đặt ánh sáng với màu sắc đặc biệt, ông Paiva chụp lại những bức ảnh trong màn đêm của sa mạc Mojave. Phần còn lại của những chiếc máy bay cũ trong nghĩa địa máy bay này trở nên đầy ma mị, giống như những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Phần còn lại của hai chiếc máy bay F-86 Sabre Jets, dòng máy bay này được đưa vào hoạt động vào năm 1949. Đây là loại máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất ở phương Tây, với tổng cộng 9.860 chiếc. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Bên cạnh những chiếc máy bay chiến đấu là hàng loạt máy bay thương mại, đã bị bỏ hoang từ lâu. Đây cũng chính là chủ đề ưa thích của nhiếp ảnh gia Paiva, người dành hơn 30 năm để chụp ảnh những khu vực bị bỏ hoang trên khắp nước Mỹ. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Trong giai đoạn 2006 - 2018, Paiva đã dành 16 đêm để chụp các bức ảnh về những chiếc máy bay ở sa mạc Mojave, ông thường chụp ảnh vào buổi tối để tránh cái nóng và ánh mắt tò mò của mọi người, sử dụng các thiết bị chiếu sáng đặc biệt để làm nổi bật chủ thể. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Đây là một chiếc Convair B-58 Hustler, chiếc máy bay ném bom với tốc độ siêu thanh đầu tiên trên thế giới, nhưng bị loại biên vào năm 1970 do thiếu an toàn và chi phí hoạt động cao. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
Với kỹ thuật chiếu sáng của nhiếp ảnh gia Paiva, phần còn lại của một chiếc Boeing 747 trông giống như những bộ xương của một cái xác khổng lồ. Ảnh: CNN/Troy Paiva. 

Dot nhap
 Đây là khoang lái của một chiếc B-52, được giới thiệu vào năm 1955, B-52 vẫn là một quân bài chủ lực của quân đội Mỹ và được lên kế hoạch hoạt động cho tới năm 2040. Trong số 744 chiếc ra lò, hiện tại chỉ còn hơn 50 chiếc hoạt động, một vài trong số những chiếc bị loại biên được đem tới sa mạc Mojave. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Ông Paiva cho biết con người thường bị ám ảnh với cái chết, và đó là lý do những chủ đề về sự hoang tàn, cũ kỹ luôn trở nên cuốn hút một cách tự nhiên. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Sự sắp xếp cẩn thận của khung hình và ánh sáng đầy màu sắc khiến cho những chiếc máy bay đã nghỉ hưu trở thành những tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ, đầy ma mị và mê hoặc. Ảnh: CNN/Troy Paiva.

Dot nhap
 Phần thân và đuôi của một chiếc B-52 dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Paiva. Ảnh: CNN/Troy Paiva. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Khủng bố "chết như ngả rạ" trên chiến trường Nam Idlib

(Kiến Thức) - Hàng chục tay súng khủng bố thuộc các nhóm phiến quân khác nhau được cho là đã bị tiêu diệt trong đợt oanh kích dữ dội do Không quân Nga và Syria tiến hành ở Nam Idlib.

Khung bo
 Theo South Front, các chiến đấu cơ Syria đã tiến hành đợt oanh kích dữ dội nhằm vào nhiều căn cứ của các tay súng khủng bố thuộc lực lượng Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP) trong thị trấn Khan Shaykhun và Hobit ở Nam Idlib, khiến ít nhất 35 chiến binh thiệt mạng và nhiều tay súng khác bị thương. Ảnh: TRT.

Khung bo
 Cùng lúc, các chiến đấu cơ Nga đã tiến hành nhiều đợt không kích nhằm vào một căn cứ dưới lòng đất của nhóm phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn gần thị trấn Madaya, qua đó tiêu diệt ít nhất 15 chiến binh khủng bố này. Ảnh: SF. 

Khung bo
 Được biết, cả TIP và NFL đều là những đồng minh của nhóm liên minh thánh chiến Hay'at Tahrir al-Sham (HTS). Chúng chiếm quyền kiểm soát hơn 90% Idlib, và nhiều khu vực rộng lớn ở Bắc Latakia, Bắc Hama và Tây Aleppo. Ảnh: AMN. 

Khung bo
 Các cuộc oanh kích của Nga và Syria đã giáng đòng mạnh xuống nhóm khủng bố HTS và đồng minh của chúng ở Idlib. Tuy nhiên, nếu chiến dịch quân sự trên bộ của lực lượng chính phủ Damascus không hiệu quả, bọn chúng có thể tiếp tục duy trì kiểm soát trong khu vực. Ảnh: FS. 

Khung bo
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, phiến quân IS bất ngờ tấn công một trạm quan sát của Quân đội Syria tại tỉnh Deir Ezzor hôm 3/7, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng chính phủ Damascus. Ảnh: Kurdistan.

Khung bo
 "Các tay súng khủng bố IS đã đột kích một trạm quan sát của Quân chính phủ Damascus tại vùng Badiyah Al-Quriyah, qua đó sát hại và làm bị thương nhiều binh sĩ chính phủ", AMN đưa tin. Ảnh: The Telegraph. 

Khung bo
 Sau khi mở cuộc tấn công chớp nhoáng, nhóm khủng bố IS vội rút lui về căn cứ của bọn chúng. Ảnh: BBC.

Khung bo
 Được biết, phiến quân IS liên tục tiến hành những cuộc tấn công bất ngờ nhằm gây tổn thất cho lực lượng chính phủ Damascus ở khu vực miền trung và Đông Syria, buộc Quân đội Syria phải điều tiếp viện đến những khu vực này. Ảnh: WSJ.