Muốn xây 10.000 căn NƠXH, Hacom Holdings làm ăn thế nào?

Ban đầu Hacom Holdings là nhà thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng khu đô thị…, sau đó lên làm chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh.

Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings vừa đề xuất đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại Lâm Đồng với tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cho biết, đang có kế hoạch tập trung mũi nhọn trong việc đầu tư phát triển quỹ nhà ở đô thị, trong đó mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 10.000 căn hộ nhà ở xã hội trên cả nước.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings tiền thân là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hà Nội thành lập vào tháng 9/2005, có trụ sở chính tại tòa nhà The Light, đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật là ông Trần Phú Chiến.
Muon xay 10.000 can NOXH, Hacom Holdings lam an the nao?
 Ông Trần Phú Chiến- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings. (Ảnh: http://hacomholdings.vn/vi).
Theo giới thiệu, ban đầu Hacom Holdings là nhà thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng khu đô thị, đường, cầu, nhà máy, đồng thời tư vấn dự án bất động sản, nhà ở và thương mại.
Đầu tháng 8/2018, doanh nghiệp bắt đầu nâng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ 336 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng; 3 tháng sau đó, vốn điều lệ tăng gấp đôi lên 1.000 tỷ đồng. Trung tuần tháng 6/2020 và đến cuối tháng 6/2021, Hacom Holdings ghi nhận hai lần “bơm” vốn kế tiếp lên 2.000 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng.
Năm 2012, Hacom Holdings mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh với việc đầu tư lĩnh vực bất động sản trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc, đánh dấu bước tiến mới của doanh nghiệp.
Từ năm 2018, doanh nghiệp bắt đầu phát triển địa bàn, lấn sân sang các lĩnh vực mới hơn như năng lượng tái tạo, dịch vụ du lịch, các dự án bất động sản trung và cao cấp tại một số địa phương giàu tiềm năng như: Ninh Thuận, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu.
Muon xay 10.000 can NOXH, Hacom Holdings lam an the nao?-Hinh-2
Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Hacom Glacity của  Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings.
Trong số dự án đầu tay tiêu biểu của Hacom Holdings là: Công viên biển Bình Sơn rộng 24,6 ha tại tỉnh Ninh Thuận, với vốn đầu tư 400 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings cũng đang đầu tư xây dựng các dự án khác như: Khu đô thị Đông Bắc tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, rộng 60ha với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng; khu đô thị biển Bình Sơn Ocean Park quy mô 52ha, vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng (đều ở tỉnh Ninh Thuận); tuyến đường Nguyễn Thiện Thuật - TP. Nha Trang tỉnh Khánh Hòa với vốn đầu tư 200 tỷ đồng và dự án đối ứng 13ha vốn 2.000 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, thông tin trên VietnamFinance cho thấy, doanh thu thuần của công ty mẹ tương đối nhỏ bé so với quy mô vốn, lần lượt đạt 8,4 tỷ đồng, 3,6 tỷ đồng, 960 triệu đồng, 841 triệu đồng và 901 triệu đồng trong giai đoạn 2016-2020.
Nhờ nguồn thu từ hoạt động khác, lợi nhuận sau trừ thuế của Hacom Holdings vẫn có những năm lạc quan. Chẳng hạn năm 2018 lãi 9,6 tỷ đồng và 2020 lãi 14,6 tỷ đồng, trong khi 2016 chỉ lãi 226 triệu đồng, thậm chí còn lỗ ròng ở 2017 và 2019 với mức lỗ 777 triệu đồng và 118,9 triệu đồng.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings đề xuất về việc đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại huyện Lạc Dương.
Cụ thể, dự án nhà ở xã hội tại Lô 4 và TH thuộc khu dân cư mới thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương có quy mô khoảng 1ha, cung cấp khoảng 500 căn hộ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 500 tỷ đồng.
Tiếp đến là dự án khu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tại khu đất giáp ranh phía Đông, khu dân cư mới thị trấn Lạc Dương. Quy mô đề xuất khoảng 63ha, bao gồm đầy đủ các khu công cộng, khu thương mại dịch vụ, khu hỗn hợp, các nhóm ở và công viên cây xanh - lâm viên. Trong đó, khu nhà ở xã hội cung cấp khoảng 4.000 - 6.000 căn, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng.

Vượt sóng cao 3m, ngư dân "đánh đổi mạng sống" kiếm 500.000 đồng

Mùa này biển động, những con sóng cao 2-3m liên tục ập vào bờ. Thế nhưng, hàng trăm ngư dân bãi ngang ở Quảng Ngãi bất chấp nguy hiểm ra khơi mưu sinh.

Tháng 10 hàng năm, thời tiết biển bắt đầu diễn biến xấu. Biển động, gió mạnh, sóng biển cao 2-3m ầm ầm lao vào bờ. Thế nhưng, đây chính là mùa mà lượng cá gần bờ nhiều nhất trong năm. Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Ngãi bất chấp nguy hiểm ra khơi.
Vuot song cao 3m, ngu dan
Chiếc thuyền nan như bị sóng nhấn chìm (Ảnh: Quốc Triều) 
Sau 7 giờ ra khơi, ngư dân Nguyễn Thanh Bình (xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) cùng 3 ngư dân khác đưa thuyền vào bờ. Gần đến bờ là thời điểm nguy hiểm nhất, lúc này, sóng biển cuộn lên dữ dội. Sóng cao 2-3m ầm ầm lao vào bờ khiến chiếc thuyền nan như bị nhấn chìm trong sóng dữ.
Rất chật vật, ngư dân Bình mới đưa thuyền về bờ an toàn. Những người phụ nữ gần đó thấy vậy liền chạy đến hỗ trợ đưa cá vào bờ. Những loại cá đánh bắt gần bờ tươi rói được phân loại, bán cho bạn hàng ngay trên bãi biển.
"Cái nghề này nó tréo ngoe lắm. Mùa biển động cá tôm nhiều hơn hẳn các tháng còn lại. Biển động, cá tôm dạt vào trú ngụ ở những bãi "chà", vậy nên chuyến ra khơi nào cũng đánh bắt được rất nhiều", ngư dân Bình cho biết.
Vuot song cao 3m, ngu dan
Mùa biển động, tôm cá đến "chà" trú ngụ nhiều hơn nên ngư dân thường trúng đậm (Ảnh: Quốc Triều). 
"Chà" mà ngư dân Bình nói được tạo thành từ lá dừa, cành tre. Ngư dân mang lá dừa, cành tre ra cách bờ 2-3 hải lý rồi kết thành mảng thả xuống biển. "Chà" được neo cố định trên biển. Biển động, cá thấy "chà" là nơi trú ngụ an toàn nên tập trung vào đó. Hàng ngày, ngư dân đến nơi đặt "chà" đánh bắt.
Ra khơi đánh bắt mùa này cực nhọc, nguy hiểm nhưng bù lại cho thu nhập cao. Ra khơi từ mờ sáng, đến trưa ngư dân về bờ bán cá. Ngư dân có thể kiếm được 500.000 đồng đến 1 triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi.
Vuot song cao 3m, ngu dan
 Tôm cá đánh bắt gần bờ tươi ngon được thương lái mua ngay trên bãi biển giúp ngư dân kiếm được 500.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi ngày (Ảnh: Quốc Triều).

Ngắm biệt thự vườn triệu đô của ca sĩ Thu Phương ở Mỹ

Ca sĩ Thu Phương và Dũng Taylor đang sống trong một căn biệt thự khang trang với khoảng sân vườn rộng tới 500 m2 ở xứ sở cờ hoa.

Ngam biet thu vuon trieu do cua ca si Thu Phuong o My
 Sau 11 năm sống thử và có 2 con chung, Thu Phương - Dũng Taylor quyết định tổ chức làm đám cưới vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, đám cưới của cặp đôi một lần nữa bị trì hoãn vì nữ ca sĩ tập trung cho chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng". Ảnh: Người lao động

Biết gì về công ty NHS đổ bê tông NƠXH Trung Văn trong mưa?

Dự án NƠXH NHS Trung Văn do liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng NHS và Công ty CP Đầu tư Xây dựng số 4 làm chủ đầu tư, từng gây xôn xao khi có giá mở bán cao kỷ lục là 19,5 triệu đồng/m2.

Theo thông tin truyền thông phản ánh, mới đây, khoảng 4h30 ngày 18/9, mặc trời đổ mưa tầm tã nhưng hàng chục công nhân vẫn tiến hành đổ bê tông tại tầng 18 của tòa nhà thuộc dự án nhà ở xã hội (NƠXH) NHS Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Trong khoảng thời gian trên, nhiều xe chở bê tông tươi đã tập trung tại chân tòa nhà và bê tông được đưa lên tầng 18 để tiến hành công việc. Công nhân đã sử dụng máy đầm và máy dùi để trải phẳng bê tông dưới cơn mưa lớn tầm tã. Việc đổ bê tông hoàn thành vào khoảng 5h30 và sau đó mưa đã tạnh.
Nhiều người bày tỏ lo ngại, việc thi công bê tông trong thời tiết mưa gió không thể chấp nhận được đối với mặt bê tông tiếp xúc trực tiếp với nước mưa như mặt đường, cầu cống, mái nhà và các hạng mục tương tự, vì chất lượng thi công sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.