Mức tăng lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ cao hơn khoảng 30% so với thu nhập bình quân (7,5 triệu đồng/tháng).

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024.
Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.
Tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Muc tang luong cong chuc, luong huu, luong toi thieu vung la bao nhieu?
 Chính sách tiền lương sẽ thay đổi.
Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.
Dự kiến cuối năm nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Vì vậy nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới
Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập; phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Tiền lương y tế, giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung
Một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Bởi vì thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%
Theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Mặc dù trong 3 năm qua, chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%.
Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cũng như Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trong triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương khóa XII; nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn sau tác động của đại dịch COVID-19.
Xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập ở đơn vị đặc thù
Hiện nay có 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần). Con số này chiếm khoảng 6,78% tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cả nước.
Khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, họ sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương. Vì vậy, để đảm bảo chế độ cho họ, Bộ Nội vụ tính toán để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bảo lưu mức lương và thu nhập đặc thù hiện hưởng.
Tức là lương mới (kể cả bảo lưu) của những cán bộ, công chức, viên chức này không thấp hơn so với khi chưa thực hiện cải cách tiền lương đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 27, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.
>>> Mời quý độc giả Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đề xuất tăng lương cho cán bộ chiều 1/6/2023:

(Nguồn: THQH)


Cảnh giác với cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng nhận được nhiều phản ánh về các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực.

Canh giac voi cuoc goi mao danh nhan vien dien luc hoan tien dien

EVNNPC cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Cụ thể, các khách hàng tại Hải Dương nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 02207779998 giới thiệu là nhân viên điện lực đề nghị khách hàng gửi hóa đơn tiền điện để xác nhận thông tin chuyển trả tiền điện với lý do vì điện lực tính toán sai tiền điện của trong kỳ thay đổi lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng.
Một số trường hợp khách hàng tại Bắc Ninh có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 02227779923 đề nghị cung cấp hóa đơn tiền điện tháng 1, 2 và 3 để nhận tiền hoàn trả từ 10% - 15% theo hóa đơn trên tổng tiền tiêu thụ trong năm 2023 và 2024. Lý do nhận hoàn tiền được cung cấp là do Điện lực đang có chương trình hỗ trợ khách hàng tiền điện.
Các khách hàng trên sau khi nhận cuộc gọi, các đối tượng gửi yêu cầu kết bạn qua zalo và yêu cầu khách hàng gửi thông tin hóa đơn tiền điện để đối chiếu, sau đó sẽ hướng dẫn khách hàng cập nhật lại hồ sơ thông qua thông tin của Điện lực (EVN) để nhận lại tiền bằng đường link, website lạ hoặc hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng (app) trên điện thoại để cập nhật hồ sơ.
Trước những thông tin phản ánh, EVNNPC khẳng định những đối tượng liên hệ trên đang mạo danh nhân viên điện lực cung cấp thông tin hoàn toàn không đúng sự thật. Mọi thông báo của EVNNPC đều được gửi đến khách hàng thông qua các hình thức sau:
- Tin nhắn SMS: là tin nhắn định danh của các Công ty Điện lực.
- Tin nhắn Zalo: người gửi là Trang zalo OA của TCT Điện lực miền Bắc.
- Email Trung tâm CSKH: cskh@npc.com.vn
Nhằm ngăn ngừa hiện tượng mạo danh, thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện, EVNNPC kính đề nghị các khách hàng nêu cao tinh thần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập vào đường link lạ,… khi nhận được các tin nhắn mạo danh ngành điện từ SMS, Zalo, Telegram, Messenger, Viber,…
Mọi thông tin nghi ngờ hoặc cần xác minh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài Trung tâm Chăm sóc khách hàng 19006769 (trực 24/7) để được giải đáp.

Đồng Nai: Tập trung điều trị vụ ngộ độc bánh mì tập thể

Sở Y tế Đồng Nai ra văn bản chỉ đạo tập trung tăng cường công tác điều trị cho các bệnh nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh.

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nghi do ăn bánh mì tại cửa hàng bánh mì Băng địa điểm Đ4 đường Trần Quang Diệu, khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh. Chiều ngày 2/5, Sở Y  tế Đồng Nai đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác cứu chữa bệnh nhân. Bên cạnh đó, tập trung các giải pháp xử lý, ngăn ngừa các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm.
Theo đó, đề nghị Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cần tập trung tối đa nguồn lực, bố trí đầy đủ bác sĩ, thuốc men, thiết bị, vật tư y tế, tích cực điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

20 website giả mạo người dân cần cảnh giác kẻo bị lừa

Cục An toàn thông tin đã công bố danh sách 20 website giả mạo để mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh truy cập và làm theo hướng dẫn của các đối tượng xấu.

Theo thống kê, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 4/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng internet về các trường hợp lừa đảo trực tuyến.
Qua kiểm tra, phân tích có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ lớn như: Các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử...
Ví dụ như trang web tại địa chỉ "vietgcv [.] cc" giả mạo cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trang web "dichvucong[.]dancuso[.]com"; "dichvucong[.]hhlpa[.]com" giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Trang web "vdbank[.]com[.]vn" giả mạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam; "sotuyenvcb[.]vietcombanker[.]com" giả mạo Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; "nganhangsaison[.]org/" giả mạo Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
20 website gia mao nguoi dan can canh giac keo bi lua

Cục An toàn thông tin đã công bố danh sách 20 website giả mạo để mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác.

Trước đó, vào đầu tháng 4, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền ‘policeonline[.]club’, giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng ‘quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%’, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.