Mức lương thấp nhất của công chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Dự kiến, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp tại thời điểm cải cách tiền lương.

Mức lương công chức thấp nhất hiện nay
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Trong đó, hệ số lương hiện hưởng đang được quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo nguyên tắc công chức được bổ nhiệm vào ngạch nào thì được xếp lương theo ngạch đó.
Muc luong thap nhat cua cong chuc truoc va sau khi cai cach tien luongHiện nay, công chức có mức lương thấp nhất là 2,4 triệu đồng/tháng (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).
Mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,8 triệu đồng/tháng. Theo đó, với công chức loại A (ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương), có mức lương cao nhất 14,4 triệu đồng/tháng.
Công chức loại C (ngạch chuyên viên hoặc tương đương) có mức lương thấp nhất 2,4 triệu đồng/tháng
Đây được xem là cách tính lương "cơ bản" với mỗi công chức bởi ngoài lương, công chức còn được hưởng phụ cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng các khoản phụ cấp giống nhau.
Mức thấp nhất sau cải cách tiền lương
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó, đáng chú ý là nội dung thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.
Muc luong thap nhat cua cong chuc truoc va sau khi cai cach tien luong-Hinh-2Từ 1/7/2024 sẽ cải cách tổng thể chính sách tiền lương (Ảnh minh họa: Hoa Lê).
Theo Nghị quyết 27, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.
Thay vào đó, nhà nước xây dựng chế độ tiền lương mới với cơ cấu như sau: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, sau khi cải cách tiền lương, lương cơ bản của công chức viên chức sẽ chiếm khoảng 70% tổng lương.
Nghị quyết 27 cũng đưa ra mục tiêu tăng mức lương công chức, viên chức với những bước cơ bản để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa khu vực công với khu vực doanh nghiệp.
Cụ thể, lộ trình đề ra ban đầu, từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, tại thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương thấp nhất công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến cuối lộ trình cải cách, tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng.
Về mức lương tối thiểu giờ, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

T&T Group khởi công dự án đô thị hơn 1.000 tỷ đồng tại Cà Mau

Ngày 10/12/2023, tại Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn T&T Group đã chính thức khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị mới khóm 5, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Thông qua việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, căn cứ kết quả sơ tuyển quốc tế và quyết định phê duyệt hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư, UBND tỉnh Cà Mau đã công nhận kết quả trúng thầu và lựa chọn T&T Group là nhà đầu tư thực hiện dự án tại Quyết định số 2511/QĐ-UBND ngày 30/12/2020. Theo đó, dự án được xây dựng với mục tiêu trở thành một khu đô thị văn minh – hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; góp phần phát triển đô thị bền vững và từng bước cụ thể hóa Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Thiếu gia Sài Gòn tiêu 36 tỷ một ngày giờ ra sao?

Từ một chàng thiếu gia nổi đình đám trên mạng xã hội, giờ đây, thiếu gia Phan Thành sống kín tiếng hơn. Anh ra dáng một ông bố bỉm sữa khi tỉ mỉ cắt móng tay cho con, đưa con đi chơi, đi học...

Thieu gia Sai Gon tieu 36 ty mot ngay gio ra sao?
 Thiếu gia Phan Thành là cái tên không hề xa lạ trong giới đại gia chơi siêu xe ở TP HCM. Anh là con trai của đại gia Phan Quang Chất – ông chủ của một trung tâm thương mại lớn ở Sài Gòn. Ảnh: Internet

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu: Ai được hưởng, khi nào?

Nếu tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, người nghỉ hưu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và khối doanh nghiệp Nhà nước trong sẽ được điều chỉnh mức lương.

Mới đây, tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết, vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.
Theo đó, Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện là 1,49 triệu đồng), tăng khoảng 20,8%; mức tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH với đối tượng do ngân sách Nhà nước chi trả khoảng 12,5%...