MTTQ Việt Nam tiếp nhận góp ý về sửa đổi Hiến pháp trước ngày 23/5

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 831/MTTW-BTT về việc tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 831/MTTW-BTT về việc tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đối với Trung ương các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 
MTTQ Viet Nam tiep nhan gop y ve sua doi Hien phap truoc ngay 23/5
 Triển khai lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 qua ứng dụng VNeID. Ảnh minh họa: Lưu Niệm/Báo Tin tức và Dân tộc
Gửi báo cáo tổng hợp trước ngày 23/5
Cụ thể, từ ngày 6 - 30/5, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương) tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, bám sát các yêu cầu về đối tượng, hình thức lấy ý kiến, phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện tại Kế hoạch số 60/KH-MTTW-BTT ngày 6/5 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, trong đó tập trung góp ý vào các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110, khoản 2 Điều 111, khoản 2 Điều 112, khoản 1 Điều 114, khoản 2 Điều 115 Hiến pháp năm 2013, bám sát chủ trương và định hướng về phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Chậm nhất ngày 22/5, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương mình về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (qua Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội) để tổng hợp chung.
Cách thức gửi báo cáo về Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội: Qua trục liên thông văn bản (hoặc qua đường công văn trong trường hợp không kết nối hoặc không thể gửi qua trục liên thông văn bản), đồng thời gửi file báo cáo (định dạng file word) và phụ lục kèm theo (định dạng file excel) về hòm thư điện tử theo địa chỉ bandcgspbxh@gmail.com.
Nội dung hướng dẫn cũng đề cập tới việc đếm các ý kiến khi tổng hợp. Các bên liên quan chỉ đếm các ý kiến từ các nguồn tổng hợp ý kiến bao gồm: Các ý kiến được thể hiện dưới hình thức văn bản (như thư, phiếu, báo cáo, văn bản góp ý và các dạng văn bản khác); các ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương các cấp; không đếm các ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm (biên bản hội nghị, hội thảo, tọa đàm là tài liệu tham khảo để cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương nghiên cứu và đưa ra quan điểm, ý kiến góp ý của mình).
Hướng dẫn cũng lưu ý không đếm ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương (Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia góp ý bằng một trong các hình thức: Góp ý trên ứng dụng VNeID; góp ý trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội hoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; gửi văn bản góp ý đến hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức thành viên của Mặt trận).
Trên cơ sở các ý kiến góp ý nhận được, các cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương thống kê cụ thể: Tổng số lượng ý kiến nhận được, đồng thời phân loại số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức và số lượng ý kiến của cá nhân.
Về việc đếm ý kiến, đối với thư hoặc văn bản góp ý của cá nhân, tổ chức được gửi trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương: Văn bản góp ý của tổ chức: mỗi văn bản được tính là 1 ý kiến. Thư hoặc văn bản góp ý của cá nhân: mỗi thư, văn bản được tính là 1 ý kiến. Trường hợp thư hoặc văn bản có nhiều người cùng đứng tên và ký tên thì đếm tổng số người góp ý đó (ví dụ có 3 người đứng tên và ký tên thì được tính là 3 ý kiến).
Phiếu lấy ý kiến (nếu tổ chức phát phiếu): Mỗi phiếu được tính là 1 ý kiến. Báo cáo hoặc văn bản góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, MTTQ các cấp thuộc cơ quan, tổ chức, Mặt trận địa phương: Mỗi báo cáo, văn bản được tính là 1 ý kiến. Ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, địa phương: Mỗi cá nhân/tổ chức góp ý được tính là 1 ý kiến.
Đối với cách ghi số lượng ý kiến: Với từng nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị quyết, các cơ quan, tổ chức, MTTQ địa phương nêu rõ: Tổng số ý kiến (trong đó, liệt kê số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức; số lượng ý kiến của cá nhân); số lượng ý kiến tán thành; số lượng ý kiến không tán thành và lý do (nêu ngắn gọn các lý do).
Đối với việc xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến, nội dung Hướng dẫn cũng nêu rõ, Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến và Phụ lục (theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 kèm theo Công văn này).
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm thực hiện.

Công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được thông qua gồm 9 chương và 72 điều (giảm 8 chương, 101 điều so với Luật năm 2015).

Sáng 11/3, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Tại họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà cho biết, nhằm thể chế đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những "điểm nghẽn" có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, ngày 19/2/2025, Quốc hội khoá XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2025.

Việt Nam - Brazil thống nhất mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Brazil đã thống nhất về việc tiếp tục thúc đẩy mở rộng hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trên những lĩnh vực như công nghệ cao, phát triển xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo...

Ngay sau hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm. 

Phát biểu tại họp báo, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng chào đón Tổng thống Lula da Silva, người bạn thân thiết của Việt Nam, thăm Việt Nam trong thời điểm rất ý nghĩa, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước và 80 năm Quốc khánh của Việt Nam.