Một số trường đại học chuyển học trực tuyến sau dịp nghỉ lễ

Hai trường đại học thông báo sẽ học trực tuyến ít nhất 1 tuần sau dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Mot so truong dai hoc chuyen hoc truc tuyen sau dip nghi le
Theo một số trường đại học, sinh viên học trực tuyến sau đợt nghỉ lễ dài để phòng dịch COVID-19 cũng như tiết kiệm chi phí đi lại. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN. 
Theo thông báo của Trường Đại học Gia Định, sinh viên sẽ học trực tuyến một tuần.
Được biết, quyết định trên được nhà trường đưa ra căn cứ công văn về việc kích hoạt trở lại chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 của UBND TP. Hồ Chí Minh; công văn tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ GD&ĐT và diễn biến của dịch bệnh.
Ngoài lý do dịch bệnh thì trường học cũng tính tới việc sinh viên trở lại trường sau dịp nghỉ lễ sẽ gặp phải tình trạng đông đúc, chi phí đi lại tăng so với bình thường. Do đó việc đến trường một tuần sau lễ sẽ thuận lợi và tiết kiệm hơn cho sinh viên.
Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh thông báo cho toàn bộ học viên, sinh viên học trực tuyến từ ngày 4 đến hết 13/5. Sau ngày 13/5, các lớp học phần trở lại học trực tiếp bình thường theo lịch giảng dạy.
Trước đó, ngày 25/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong trường học. Văn bản của Bộ GD&ĐT gửi các Sở GD&ĐT; các Đại học, Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm nêu rõ: Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia và Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/4/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19; nhằm tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống và kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát, lây lan trong trường học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Các đơn vị cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó linh hoạt, hiệu quả đối với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
Các đơn vị tăng cường truyền thông phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch như vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp học, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ.

Quảng Ninh: Khai hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2023

Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là dịp để người dân ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, nhằm khơi dậy tình yêu và lòng tự hào về truyền thống, giá trị lịch sử, văn hoá quê hương.

Sáng 30/4, tại Cụm Di tích lịch sử Quốc gia Núi Bài Thơ, UBND TP Hạ Long đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2023.

Lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tuần Du lịch Hạ Long 2023, nhằm góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng và quảng bá, kích cầu du lịch địa phương. Đồng chí Vũ Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, dự lễ hội.

Quang Ninh: Khai hoi Den Duc Ong Tran Quoc Nghien nam 2023

Hoạt cảnh diễn tích lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Đức ông Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn. Ảnh: PH

Đức Ông Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn là con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là vị tướng đã có công lớn trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3 của dân tộc, được vua Trần phong tước là “Khai Quốc Công”.

Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được hình thành từ cuối thế kỷ XIII, được xây dựng lại vào năm Quý Sửu 1913 và được trùng tu lần thứ nhất vào năm Mậu Dần 1938, lần thứ 2 vào năm Nhâm Ngọ 2002. Đây là ngôi đền cổ, linh thiêng, nằm trong Cụm Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng núi Bài Thơ, đã có lịch sử gần một ngàn năm và đã được công nhận là di tích quốc gia.

Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được tổ chức vào ngày 24/3 âm lịch hàng năm (ngày mất của ông). Tuy nhiên từ năm 2008, lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được phục dựng lại và được tổ chức vào dịp 29 và 30/4 gắn với Tuần lễ Du lịch Hạ Long hằng năm.

Quang Ninh: Khai hoi Den Duc Ong Tran Quoc Nghien nam 2023-Hinh-2
 Đoàn rước Đức Ông vi hành xuất phát từ Đền Đức Ông ra đường Lê Thánh Tông, đến Chùa Long Tiên rồi trở lại Đền Đức Ông. Ảnh: PH

Năm nay, phần lễ gồm: Lễ trình, lễ mộc dục, tuần tế bạch văn khai hội, tuần tế nữ quan, lễ dâng hương, lễ cáo yết chùa Long Tiên, lễ cầu an, cúng phóng sinh, lễ an vị lô nhang, lễ tạ thánh.

Sau nghi lễ khai hội, lễ rước Đức Ông vi hành đã được thực hiện trang trọng, từ đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn ra đường Lê Thánh Tông, đến Chùa Long Tiên rồi trở lại đền.

Tham gia phần hội, nhân dân và du khách còn được tham gia thả hoa đăng trên biển cầu mong mưa thuận gió hoà, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, xem hoạt cảnh diễn tích lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Đức ông Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn cùng các trò chơi dân gian như: múa lân sư rồng, thi đấu cờ người…

Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là dịp để người dân ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, nhằm khơi dậy tình yêu và lòng tự hào về truyền thống, giá trị lịch sử, văn hoá quê hương.

Từ đó, nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích, văn hóa địa phương và góp phần phục vụ đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân.

Bộ trưởng Công an nêu lý do đề nghị tăng tuổi hưu nữ đại tá

Bộ trưởng Công an nêu lý do đề nghị tăng tuổi hưu thêm 3 tuổi với nữ thượng tá, thêm 5 tuổi với nữ đại tá, trong khi đa số cấp bậc hàm khác chỉ tăng 2 tuổi.

Đây là một trong những nội dung mới trong dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.