Một quyết định cấm cửa của Trung Quốc, toàn cầu xáo động

Cả trăm triệu tấn rác nhựa sẽ chất đống trên toàn cầu sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác nhựa để tái chế từ cuối 2017. Nhiều người lo ngại đích đến của khối rác phế liệu khổng lồ có thể là Đông Nam Á. 

Theo Dailymail, các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo, tới năm 2030 thế giới sẽ chìm ngập trong rác thải nhựa, với khối lượng lên tới 111 triệu tấn và có nguy cơ “không biết đi đâu về đâu”.
Đây là dự báo dựa trên kết quả của việc Trung Quốc đã ngưng nhập rác nhựa để tái chế từ cuối 2017.
 
Trước đó, trong một thời gian dài, Trung Quốc là nhà nhập khẩu rác lớn nhất thế giới, là nước tái chế rác thải nhựa của toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ban hành lệnh cấm nhập đối với hầu hết các loại rác thải nhựa kể từ cuối 2017.
Chỉ trong vòng vài tháng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, rác thải nhựa trên toàn cầu đang chất đống và ngày càng nhiều lên. Ước tính cho thấy, tới năm 2030, lượng rác thải nhựa tồn dư có thể lên tới 111 triệu tấn và không được đưa vào các nhà máy của Trung Quốc xử lý như trước.
Riêng nước Mỹ, số lượng rác xử lý trong giai đoạn dự báo lên tới 37 triệu tấn, và có thể sẽ phải chôn xuống đất, dìm xuống dưới biển.
Cho đến nay, các quốc gia, trong đó có Mỹ, châu Âu, Nhật vẫn chưa tìm được nơi để xuất khẩu các loại rác thải nhựa. Một số nước đã tìm cách xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á, như một cách để thay thế cho thị trường Trung Quốc.
Nguyên do khiến Trung Quốc ngưng nhập khẩu rác thải nhựa là bởi các nhà máy tái chế phế liệu tại Trung Quốc được hình thành trong nhiều thập kỷ qua đã hoạt động không đúng cách và gây ô nhiễm nghiêm trọng tại quốc gia này.
Lệnh cấm nhập khẩu rác nhựa của Trung Quốc là một phần của chính sách “Thanh gươm quốc gia” nhằm cấm nhập khẩu 24 loại rác thải rắn từ chai soda, các loại giấy vụn cho đến sắt thép phế liệu.
Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Trung Quốc đang tìm giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, nước và đất.
Rác thải được nhập về Trung Quốc để tái chế
 Rác thải được nhập về Trung Quốc để tái chế
Điều đáng nói là sau lệnh cấm của Trung Quốc, các nhà xuất khẩu rác thải nhựa vẫn chưa tìm ra địa chỉ mới thay thế. Một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Malaysia cũng có nhiều nhà máy tái chế nhựa nhưng quy mô không đủ lớn để tiếp nhận những khối rác khổng lồ đến từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật, châu Âu.
Theo Washington Post, trong vòng 25 năm qua, Trung Quốc đã nhập 106 triệu tấn rác thải (khoảng 45% lượng rác thải toàn cầu) từ các nền kinh tế phương Tây.
Tính từ 1950, tổng cộng có khoảng 9 tỷ tấn nhựa được sản xuất nhưng chỉ có khoảng 2 tỷ tấn được tái chế, số còn lại phần lớn nằm trong các bãi chôn lấp hoặc vất vưởng ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả các đại dương.
Bất chấp nạn rác nhựa đang ảnh hưởng lớn tới môi trường, nhựa vẫn là một loại nguyên liệu phổ biến, được đưa vào sản xuất các sản phẩm được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ bao bì đựng thực phẩm, nước đóng chai, hàng hóa đồ dùng trong gia đình...
Một lượng lớn túi bóng và đồ vật bằng nhựa được thải ra hàng ngày và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ mức 1% cách đây hơn nửa thế kỷ, tỷ trọng nhựa trong các bãi rác hiện đã lên trên mức 10%.
Với tình trạng như hiện nay, theo dự báo của chuyên gia tại Trường ĐH Georgia, chỉ trong vòng khoảng một thập kỷ nữa, thế giới sẽ chìm ngập trong rác thải nhựa vốn đã hủy hoại nặng nề môi trường thế giới.
Trong một thời gian dài, Trung Quốc được coi là bãi rác của thế giới, nhập hơn 50% rác thải nhựa toàn cầu. Nhưng tình trạng ô nhiễm đã khiến Trung Quốc buộc phải có những giải pháp mạnh tay. Chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy gây ô nhiễm và hiện đang hướng mạnh sang lĩnh vực năng lượng tái tạo.
 
Quyết định cấm hàng chục loại phế liệu của Trung Quốc được các nhà môi trường học ủng hộ, coi đây là chiến thắng cho nỗ lực xanh hóa toàn cầu. Nó sẽ giúp cho Trung Quốc sạch hơn và khiến các nước phát triển phải quản lý phế liệu tốt hơn. Tuy nhiên, cú thay đổi đột ngột của Trung Quốc cũng có thể biến một số nước đang phát triển, nhất là ở khu vực Đông Nam Á, trở thành bãi rác phế thải của thế giới nếu các nhà chức trách không quản lý tốt.
Ở một góc độ khác, nhiều chuyên gia lo ngại, khi giảm tái chế rác thải phế liệu, Trung Quốc sẽ phải dùng nhiều nguyên liệu thô hơn, tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
Số liệu cho thấy, gần đây tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhựa nguyên chất của Trung Quốc tăng lên, trong khi rác nhựa tái chế giảm đi. Điều đó làm cho chi phí nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc tăng lên.
Giá nguyên liệu trên thế giới do vậy cũng đang giảm mạnh và có thể là “món hời” đối với một số nước Đông Nam Á. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc các nước này có thể sẽ trở thành “bãi rác” mới của thế giới, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Thời gian qua, phế liệu nhập về Việt Nam qua hai đường là chính ngạch và tiểu ngạch. Trong đó, nhựa và điện tử cũ chủ yếu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, không có số liệu thống kê của hải quan.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ ăn mừng Tổng thống Erdogan tái đắc cử

(Kiến Thức) - Sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sớm của nước này hôm 24/6, hàng chục nghìn người ủng hộ ông đã đổ ra đường phố ăn mừng chiến thắng.

Ngày 24/6, Tổng thống Erdogan tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội tại nước này diễn ra trước đó cùng ngày. Với 98% số phiếu được kiểm, ông Erdogan giành được gần 52,5% số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn này. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ngày 24/6, Tổng thống Erdogan tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội tại nước này diễn ra trước đó cùng ngày. Với 98% số phiếu được kiểm, ông Erdogan giành được gần 52,5% số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Theo Tổng thống Erdogan, liên minh do Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của ông đứng đầu đã giành đa số trong Quốc hội nước này. Ảnh: Những người ủng hộ Tổng thống Erdogan ăn mừng trước trụ sở Đảng cầm quyền AK ở thành phố Istanbul hôm 24/6.
Theo Tổng thống Erdogan, liên minh do Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của ông đứng đầu đã giành đa số trong Quốc hội nước này. Ảnh: Những người ủng hộ Tổng thống Erdogan ăn mừng trước trụ sở Đảng cầm quyền AK ở thành phố Istanbul hôm 24/6. 

Đám đông người ủng hộ Đảng AK phấn khích, vẫy cờ bên ngoài tòa nhà Tarabya ở Istanbul.
 Đám đông người ủng hộ Đảng AK phấn khích, vẫy cờ bên ngoài tòa nhà Tarabya ở Istanbul.

Tổng thống Erdogan vẫy tay chào những người ủng hộ khi rời khỏi tư dinh ở Istanbul.
Tổng thống Erdogan vẫy tay chào những người ủng hộ khi rời khỏi tư dinh ở Istanbul. 

Những người ủng hộ Đảng AK đốt pháo sáng và vẫy cờ bên ngoài trụ sở đảng này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
 Những người ủng hộ Đảng AK đốt pháo sáng và vẫy cờ bên ngoài trụ sở đảng này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Một người ủng hộ Đảng AK vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài tòa nhà Tarabya ở thành phố Istanbul.
 Một người ủng hộ Đảng AK vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài tòa nhà Tarabya ở thành phố Istanbul.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và phu nhân, bà Emine Erdogan, vẫy chào người ủng hộ tại trụ sở AKP ở thủ đô Ankara ngày 25/6.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và phu nhân, bà Emine Erdogan, vẫy chào người ủng hộ tại trụ sở AKP ở thủ đô Ankara ngày 25/6. 

Người phụ nữ chụp ảnh trong lúc Tổng thống Erdogan phát biểu trước đám đông tại trụ sở AKP ở Ankara.
 Người phụ nữ chụp ảnh trong lúc Tổng thống Erdogan phát biểu trước đám đông tại trụ sở AKP ở Ankara.

Được biết, đối thủ chính của ông Erdogan là Muharrem Ince của đảng đối lập Nhân dân cộng hòa (CHP) chỉ giành được 31%.
Được biết, đối thủ chính của ông Erdogan là Muharrem Ince của đảng đối lập Nhân dân cộng hòa (CHP) chỉ giành được 31%. 

Tổng thống Erdogan phát biểu trước đám đông người ủng hộ.
 Tổng thống Erdogan phát biểu trước đám đông người ủng hộ.

Không khí vui mừng của người dân Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Erdogan tuyên bố giành chiến thắng.
 Không khí vui mừng của người dân Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Erdogan tuyên bố giành chiến thắng.

Một người đàn ông đi bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Ankara hôm 24/6.
Một người đàn ông đi bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Ankara hôm 24/6. 

Người đàn ông cầm bức ảnh của Tổng thống Erdogan bên ngoài trụ sở Đảng AK tại thành phố Istanbul.
Người đàn ông cầm bức ảnh của Tổng thống Erdogan bên ngoài trụ sở Đảng AK tại thành phố Istanbul. 

Nhói lòng cảnh chạy loạn của người dân Yemen vì bom đạn

(Kiến Thức) - Lo sợ những đợt ném bom và các cuộc giao tranh tiếp diễn cùng tình trạng thiếu nước sạch và điện, nhiều người dân Yemen mang theo đồ đạc kéo nhau rời khỏi thành phố cảng Hodeidah đi lánh nạn.

Theo hãng thông tấn Reuters, các cuộc giao tranh tại Hodeidah vẫn tiếp diễn khi liên quân Ả-rập đang cố gằng giành quyền kiểm soát thành phố cảng này từ tay lực lượng nổi dậy Houthi. Lo sợ chiến tranh, nhiều người dân Yemen mang theo đồ đạc kéo nhau rời khỏi thành phố này. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Theo hãng thông tấn Reuters, các cuộc giao tranh tại Hodeidah vẫn tiếp diễn khi liên quân Ả-rập đang cố gằng giành quyền kiểm soát thành phố cảng này từ tay lực lượng nổi dậy Houthi. Lo sợ chiến tranh, nhiều người dân Yemen mang theo đồ đạc kéo nhau rời khỏi thành phố này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Một bé trai bật khóc khi ngồi trong phòng học của một ngôi trường được sử dụng làm nơi ở tạm bợ cho người dân Yemen sơ tán tại thủ đô Sanaa.
Một bé trai bật khóc khi ngồi trong phòng học của một ngôi trường được sử dụng làm nơi ở tạm bợ cho người dân Yemen sơ tán tại thủ đô Sanaa. 

Người phụ nữ bế con nhỏ tại khu trại tị nạn ở Sanaa. Họ vừa rời khỏi thành phố cảng Hodeidah.
Người phụ nữ bế con nhỏ tại khu trại tị nạn ở Sanaa. Họ vừa rời khỏi thành phố cảng Hodeidah. 

Các em nhỏ xếp hàng cùng mẹ để đăng ký chỗ ở tại khu trại tị nạn ở Sanaa, Yemen.
 Các em nhỏ xếp hàng cùng mẹ để đăng ký chỗ ở tại khu trại tị nạn ở Sanaa, Yemen.

Người phụ nữ ngồi nhìn phía sau hàng rào tại ngôi trường được sử dụng làm nơi ở cho những người sơ tán khỏi thành phố Hodeidah tại Sanaa.
Người phụ nữ ngồi nhìn phía sau hàng rào tại ngôi trường được sử dụng làm nơi ở cho những người sơ tán khỏi thành phố Hodeidah tại Sanaa. 

Những người phụ nữ đến từ thành phố cảng Hodeidah ngồi nghỉ tại nơi ở mới ở Sanaa.
Những người phụ nữ đến từ thành phố cảng Hodeidah ngồi nghỉ tại nơi ở mới ở Sanaa. 

Chiếc ô tô chở những người dân Hodeidah cùng đồ đạc của họ tới nơi lánh nạn ở thủ đô Sanaa.
Chiếc ô tô chở những người dân Hodeidah cùng đồ đạc của họ tới nơi lánh nạn ở thủ đô Sanaa. 

Người đàn ông nhận đồ cứu trợ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tại thành phố cảng Hodeidah.
Người đàn ông nhận đồ cứu trợ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế tại thành phố cảng Hodeidah. 

Các bé trai chơi đá bóng trong phòng học của ngôi trường được sử dụng làm trại tị nạn ở Sanaa.
Các bé trai chơi đá bóng trong phòng học của ngôi trường được sử dụng làm trại tị nạn ở Sanaa. 

Những cuộc giao tranh tiếp diễn, tình trạng thiếu điện nước khiến nhiều người Yemen buộc phải rời khỏi thành phố Hodeidah.
 Những cuộc giao tranh tiếp diễn, tình trạng thiếu điện nước khiến nhiều người Yemen buộc phải rời khỏi thành phố Hodeidah.

Một bé gái bế em trong khu trại tị nạn gần thành phố Aden, Yemen.
 Một bé gái bế em trong khu trại tị nạn gần thành phố Aden, Yemen.

Người phụ nữ cho con ăn trong túp lều tạm bợ của họ tại khu trại tị nạn gần Aden.
Người phụ nữ cho con ăn trong túp lều tạm bợ của họ tại khu trại tị nạn gần Aden. 

Những người phụ nữ Yemen xếp hàng dài đăng ký chỗ ở tại trại tị nạn ở Sanaa.
Những người phụ nữ Yemen xếp hàng dài đăng ký chỗ ở tại trại tị nạn ở Sanaa. 

Người dân tháo chạy khỏi Hodeidah dỡ đồ xuống từ trên xe sau khi tới thủ đô Sanaa.
Người dân tháo chạy khỏi Hodeidah dỡ đồ xuống từ trên xe sau khi tới thủ đô Sanaa.