Một chiêu lừa mới, ai cũng nên biết để tránh mất tiền oan

Vietcombank cảnh báo người dùng về thủ đoạn lừa đảo mới tinh vi, giả danh tin nhắn ngân hàng thông báo đổi điểm thưởng để đánh cắp mã OTP và chiếm đoạt tiền...

Khách hàng cần tuyệt đối tránh truy cập các đường link lạ hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.

“Điểm thưởng sắp hết hạn” chỉ là cái bẫy

Thời gian gần đây, nhiều khách hàng của Vietcombank bất ngờ nhận được tin nhắn SMS với nội dung cảnh báo điểm thưởng sắp hết hạn và đề nghị truy cập vào một đường link để đổi quà. Tuy nhiên, đây không phải là tin nhắn từ ngân hàng mà là một chiêu lừa đảo tinh vi do các đối tượng xấu dàn dựng.

vie-1.png
Ảnh minh hoạ

Các đường link được gửi thường có giao diện và tên miền gần giống với website chính thức của Vietcombank, như: vietcomm.top, vieetcom.top, viettcamd.top-vn,… Điều này khiến không ít người nhẹ dạ tưởng thật, truy cập và làm theo hướng dẫn.

Khi click vào, người dùng bị điều hướng đến một website giả mạo và được yêu cầu nhập tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin thẻ và mã OTP để "nhận hoàn tiền từ điểm tích lũy". Đây chính là bước mà các đối tượng lừa đảo dùng để đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản trong tài khoản ngân hàng.

Vietcombank khẳng định: “Điểm thưởng trong chương trình VCB Loyalty không có giá trị quy đổi ra tiền mặt, chỉ dùng để đổi quà thông qua các kênh chính thức của ngân hàng.”

Chị Hồng L. (32 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, chị nhận được tin nhắn có nội dung: "Điểm thưởng Vietcombank sắp hết hạn, nhấn vào link để đổi quà ngay!". Do trước đó từng nghe ngân hàng triển khai chương trình tích điểm đổi quà, chị đã tin tưởng và truy cập vào đường link có giao diện giống hệt website Vietcombank. Sau khi đăng nhập thông tin tài khoản, nhập OTP như hướng dẫn, chị phát hiện bị trừ hơn 21 triệu đồng trong tài khoản chỉ trong vòng chưa đến một phút.

“Tôi hoàn toàn bất ngờ vì không hề nghi ngờ gì. Mọi thứ trông rất thật. Sau đó tôi mới biết mình bị lừa vì ngân hàng không bao giờ gửi link đổi quà qua tin nhắn”, chị L. bàng hoàng kể lại.

Trường hợp của anh Vũ Mạnh T. (41 tuổi, TP.HCM) cũng là bài học đáng chú ý. Trong lúc đang làm việc, anh T. nhận được SMS thông báo về việc "điểm thưởng Vietcombank có thể quy đổi thành tiền mặt, vui lòng xác nhận qua đường link". Vì nghĩ sẽ được hoàn tiền, anh nhanh chóng nhập các thông tin cá nhân, số thẻ và mã OTP. Ngay sau khi thực hiện xong, anh nhận thông báo từ ngân hàng: tài khoản của anh đã bị rút 9,8 triệu đồng.

Dù sau đó đã liên hệ ngân hàng để khóa tài khoản và trình báo cơ quan công an, nhưng khoản tiền bị mất không thể thu hồi lại do giao dịch đã hoàn tất, tiền bị chuyển đi qua nhiều trung gian.

“Tôi cứ nghĩ chỉ cần cẩn thận không đưa mã OTP cho người khác là đủ, không ngờ bị lừa qua chính một website giả mà mình tưởng là thật”, anh T. chia sẻ với vẻ tiếc nuối.

Cảnh báo không thừa trong thời đại lừa đảo kỹ thuật số

Thực tế cho thấy, chiêu thức mạo danh ngân hàng để gửi tin nhắn lừa đảo đã xuất hiện từ lâu, nhưng ngày càng tinh vi hơn nhờ công nghệ. Người dùng thường bị đánh lừa bởi những nội dung có vẻ khẩn cấp, đáng tin cậy hoặc gây lo lắng như "tài khoản bị khóa", "điểm thưởng sắp hết hạn", "xác minh bảo mật"…

Dù đã có nhiều cảnh báo, không ít người vẫn trở thành nạn nhân chỉ vì sự bất cẩn hoặc thiếu cảnh giác. Một cú nhấp chuột sai có thể khiến bạn mất sạch tiền trong tài khoản.

Trước chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, Vietcombank đưa ra cảnh báo đến toàn bộ khách hàng:

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật, thẻ ngân hàng, mã OTP qua tin nhắn, website lạ hay cho bất kỳ ai.

- Không truy cập các đường link lạ hoặc quét mã QR không rõ nguồn gốc, dù mang danh nghĩa ngân hàng.

- Vietcombank không bao giờ gửi link qua SMS hay email để đổi điểm thưởng hay hoàn tiền.

- Chỉ giao dịch qua các kênh chính thức như website chính thức hoặc ứng dụng VCB Digibank.

- Nếu đã lỡ nhập thông tin vào website giả, cần khóa thẻ khẩn cấp ngay lập tức và liên hệ tổng đài của ngân hàng để được hỗ trợ.

Đáng chú ý, để tăng cường bảo vệ người dùng, từ ngày 30/6 vừa qua, Vietcombank đã chính thức kích hoạt tính năng cảnh báo tự động tài khoản nhận tiền có dấu hiệu gian lận trên ứng dụng VCB Digibank.

Tính năng này áp dụng cho các giao dịch chuyển tiền nhanh NAPAS 24/7, với các trường hợp nghi vấn như:

- Thông tin người nhận không trùng khớp với dữ liệu quốc gia;

- Tài khoản người nhận nằm trong danh sách cảnh báo của cơ quan chức năng;

- Tài khoản có dấu hiệu giao dịch bất thường hoặc nhận tiền từ nhiều nguồn.

Khi phát hiện nghi ngờ, hệ thống sẽ cảnh báo ngay trong quá trình chuyển tiền. Người dùng nếu thấy thông báo này cần ngưng giao dịch lập tức, vì đây có thể là tài khoản của kẻ lừa đảo.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia khuyến cáo, tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục hoành hành trong năm 2025. Bên cạnh các biện pháp từ cơ quan quản lý, người dùng vẫn cần nâng cao cảnh giác, kỹ năng an toàn khi tham gia không gian mạng.

Không chia sẻ thông tin cá nhân với những người không quen biết hoặc dịch vụ không tin tưởng. Cần xác minh kỹ lưỡng bất kỳ cuộc gọi hay trao đổi nào liên quan đến chuyển tiền. Sử dụng ứng dụng phòng chống lừa đảo nTrust để lọc và ngăn chặn các số điện thoại lừa đảo, website độc hại.

Dự án Chống lừa đảo vừa cập nhật website phiên bản mới, bổ sung chatbot và công cụ AI để nhận diện trang lừa đảo trên Internet.

Người dùng có thể truy cập website chongluadao.vn và nhập đường link cần kiểm tra. Hệ thống sẽ đối chiếu đường dẫn với cơ sở dữ liệu của Chống lừa đảo và đối tác bên thứ ba, sau đó trả kết quả nếu website an toàn, nguy hiểm hoặc không có dữ liệu rõ ràng.

Nếu muốn sử dụng AI, chỉ cần nhấn Phân tích thêm bằng AI. Lúc này, công cụ sẽ phân tích website dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tên miền đáng ngờ, nội dung bất hợp pháp, chứa đường link rủi ro, sử dụng hosting bất thường...

Từ những dữ liệu trên, AI sẽ tổng hợp các yếu tố và đưa ra đánh giá rủi ro theo thang điểm 10. Những chi tiết đáng ngờ về thông tin, hình ảnh trên website cũng được phân tích và hiển thị trên trang kết quả.

vie-2.png
Dự án Chống lừa đảo do chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu đồng sáng lập năm 2020, nhằm hỗ trợ kiểm tra độ tin cậy, cảnh báo khi truy cập các website không an toàn. Người dùng có thể đóng góp dữ liệu bằng cách báo cáo đường dẫn độc hại trên trang chongluaodao.vn.

Ấn Độ phát minh phương pháp phân lập DNA từ đất

Các nhà khoa học tại NFSU Goa phát triển thành công phương pháp chiết DNA từ đất đơn giản, chi phí thấp, mở rộng khả năng nghiên cứu sinh học.

Một nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Pháp y Quốc gia Ấn Độ (NFSU), chi nhánh Goa, vừa phát triển thành công kỹ thuật tách chiết DNA từ đất bằng dụng cụ đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện ngay tại hiện trường. Phát minh này giúp mở rộng khả năng nghiên cứu sinh học ở những khu vực không có điều kiện tiếp cận công nghệ cao.

162541danh-gia-chat-luong-va-xac-dinh-ham-luong-adn.jpg
Các nhà khoa học NFSU Goa giới thiệu phương pháp chiết DNA từ đất giá rẻ, hiệu quả cao.

MC hot nhất Liên Quân khiến dân tình ngỡ ngàng chỉ với khoảnh khắc này

Chỉ với một bức ảnh nghiêng khi đang làm việc tại Thái Lan, MC Phương Thảo khiến cộng đồng Liên Quân ngỡ ngàng vì quá giống "nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh.

thao-2.png
Một bức ảnh nghiêng "gây bão" của MC Phương Thảo tại APL 2025 khiến dân mạng liên tục gọi tên Ngọc Trinh.
thao-1.png
Khoảnh khắc được ghi lại trước giờ lên sóng, khi cô đang tác nghiệp trong vai trò MC duy nhất đại diện Việt Nam tại chung kết giải đấu.

5 smartphone AI tầm trung đáng mua cho Gen Z năng động

Smartphone tầm trung không chỉ rẻ, mà còn mạnh mẽ nhờ tích hợp AI giúp Gen Z học tập, sáng tạo nội dung và giải trí hiệu quả hơn bao giờ hết.

sam-1.png
1. Samsung Galaxy A56 5G & A36 5G mang loạt tính năng Galaxy AI từ dòng flagship như dịch cuộc gọi, tìm kiếm bằng hình tròn và viết caption tự động.
sam-2.png
Tất cả đều hỗ trợ tiếng Việt, phù hợp cho Gen Z học tập, tra cứu nhanh và sống ảo tiện lợi.