Một bài học về văn hoá

(Kiến Thức) - Tôi đọc đi đọc lại mẩu tin ngắn về việc thầy Văn Như Cương xin lỗi học trò. 

Nguyên do là học trò cũ nhìn thấy thầy giáo mình đi xe máy kẹp ba và lại không đội mũ bảo hiểm, trò nhắn tin nhắc nhở nhẹ nhàng, thầy vui vẻ nhận lỗi. 
 
Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng với tôi đó thực sự là một bài học, không chỉ là một bài học về an toàn giao thông mà là bài học về cách hành xử có văn hoá, là cách phê bình và nhận lỗi.
Giả sử người học trò kia nhìn thấy người thầy đáng kính của mình vi phạm luật giao thông như vậy, lại chụp một cái ảnh đưa lên mạng xã hội với những lời bình luận kiểu "dìm hàng" thì không biết sự việc sẽ đi đến đâu. Hoặc nếu người thầy lại có những phản hồi khác đi thì sẽ không hay. 
Nhưng tôi chắc điều giả sử đó sẽ không thể xảy ra với những người có văn hoá. Một người thầy đầy nhân cách, được kính trọng như PGS Văn Như Cương chắc chắn sẽ không có những học trò tồi đến mức thế. Hơn nữa, một người như ông chắc chắn sẽ không thể hành xử khác với cách ông đã làm. Bởi vì mọi việc đều có lý do của nó cả.
Là người ai chẳng có lúc phạm lỗi, chẳng có ai hoàn thiện đến nỗi cả đời không bao giờ mắc sai lầm gì. Vì vậy, để đánh giá một con người điều quan trọng nhất không phải là nhìn vào lỗi lầm của họ mà là cách họ nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào. Nhận lỗi không có gì là giảm giá trị mà qua cách nhận lỗi người ta đánh giá được nhân cách, bản lĩnh, văn hoá của một con người.
Thế nhưng, chẳng hiểu làm sao người ta lại sợ sai lầm của mình đến vậy. Dám làm nhưng không dám chịu và phản xạ tức thời là chối, là đổ cho hoàn cảnh khách quan, đổ lỗi cho người khác... Như thế sẽ nhẹ nhàng hơn, không phải chịu sự phê bình, phán xét, nhưng liệu sâu thẳm trong tâm hồn họ có thực sự thanh thản? 
Chắc chắn là không vì mỗi con người dù có thoát khỏi sự phán xử của người đời, của luật pháp thì cũng không bao giờ thoát khỏi ngày phán xét cuối cùng của chính lương tâm mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó. Chỉ những người dũng cảm và bản lĩnh mới dám thẳng thắn nhận lỗi.

Hình ảnh nhức mắt người Việt: Cấm gì làm nấy! (5)

(Kiến Thức) - Vì lý do cá nhân, nhiều người vẫn cố tình làm ngơ, vi phạm luật, mặc kệ những biển cấm được đặt ở nhiều nơi.

Những biển cấm dường như chỉ được dựng lên rồi để đấy, còn việc người dân thực hiện ra sao thì kệ.
Những biển cấm dường như chỉ được dựng lên rồi để đấy, còn việc người dân thực hiện ra sao thì kệ. 

Cấm... nhưng nhiều người vẫn "vô tư" tắm.
Cấm... nhưng nhiều người vẫn "vô tư" tắm. 

Mặc kệ biển cấm được đặt ở nhiều nơi, một số người dân vẫn cố tình vi phạm.
 Mặc kệ biển cấm được đặt ở nhiều nơi, một số người dân vẫn cố tình vi phạm.

Nhiều tuyến đường cấm đậu xe nhưng xe vẫn "vô tư" đỗ ngay cạnh biển cấm.
 Nhiều tuyến đường cấm đậu xe nhưng xe vẫn "vô tư" đỗ ngay cạnh biển cấm. 

Biển đề nghị...
Biển đề nghị... 

...chỉ đặt cho có, còn việc người dân đặt tiền thì cứ đặt.
...chỉ đặt cho có, còn việc người dân đặt tiền thì cứ đặt. 

Hầu hết, việc vi phạm những biển cấm là do ý thức quá kém của nhiều người dân.
Hầu hết, việc vi phạm những biển cấm là do ý thức quá kém của nhiều người dân. 

 

 

 

 

 

Một hình ảnh phản cảm.
Một hình ảnh phản cảm. 



 

Hành động siêu khó đỡ của giới trẻ Việt (50)

(Kiến Thức) - Giới trẻ Việt thường xuyên chụp lại những hành động hài hước "khó đỡ", đôi khi là phản cảm, rồi khoe trên các mạng xã hội như một trò giải trí.

Hết nam sinh "tình củm"...
 Hết nam sinh "tình củm"...