Môn đồ Vịnh Xuân Việt Nam thách đấu võ sĩ MMA Trung Quốc

Lời thách đấu của võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông đã vượt ra ngoài biên giới, lần này là một võ sĩ theo phái Vịnh Xuân Việt Nam.

Mon do Vinh Xuan Viet Nam thach dau vo si MMA Trung Quoc
Pierre Francois Flores. 
Sau khi Cung Le nửa thật nửa đùa “Tôi muốn xem anh chàng này đấu với Tán thủ trông như thế nào” (Cung Le gốc là một võ sĩ Tán Thủ) thì Từ Hiểu Đông nhận được một lời thách đấu khác, tuy nhẹ nhàng lịch thiệp nhưng hết sức nghiêm túc:
“Thân gửi anh Từ Hiểu Đông
Tôii mến mộ lòng dũng cảm của anh khi đưa ra lời thách đấu tự tin như vậy đến các môn phái. Chiến thắng thuyết phục của anh vừa rồi là hoàn toàn không có gì để bàn cãi.
Tuy nhiên, khiêm tốn với cương vị là một người đã tập luyện võ thuật hơn 20 năm, cá nhân tôi rất mong có thể chấp thuận lời thách đấu đó. Tôi mong thái độ và trình độ của anh cũng tương xứng với những lời dũng cảm của anh.
Kính thư
Pierre Francois Flores”
Mon do Vinh Xuan Viet Nam thach dau vo si MMA Trung Quoc-Hinh-2
 Con trai và con gái hoa hậu Thanh Xuân tập luyện cùng phòng tập với Flores.
Nhắc đến tên “Pierre Francois Flores”, hẳn giới võ thuật Việt Nam đã có nhiều người ngờ ngợ nhớ ra. Chàng trai 34 tuổi này là người Chi-lê nhưng sinh sống tại Canada. Tại đây, anh có duyên theo học Vịnh Xuân từ võ đường của đại sư Nam Anh – Việt Nam Vịnh Xuân Chính Thống Phái hay còn được biết đến với cái tên khác là “Nam Anh Kungfu”.
Trong cuộc đời 20 năm theo đuổi võ thuật truyền thống của mình, Florers từng gặp “vận đen” tại Việt Nam. Trong một lần “hành hương” về thăm Việt Nam, Flores được mời phát biểu tại buổi giao lưu và cấp bằng chứng nhận võ sư của UNESCO. Trước mặt 300 võ sư, Flores chia sẻ: “Hiệu quả luyện võ phải được chứng nghiệm bằng khả năng thực chiến. Một võ sư, do đó sẽ không nên từ chối, nếu có võ sư, võ sĩ khác thách đấu hoặc đề nghị giao lưu”. Tuy nhiên, lỗi dịch thuật khiến người khác hiểu lầm thành “Tôi sẵn sàng thách đấu với tất cả võ sư ở đây”. Sự việc khiến Flores cùng những người liên quan bị cộng đồng mạng chỉ trích một thời gian dài. Tuy vậy, trong môn phái Vịnh Xuân Nam Anh nói riêng và cộng đồng võ nói chung, Flores vẫn được biết đến như một người khiêm tốn, siêng năng và có thực tài.
Mon do Vinh Xuan Viet Nam thach dau vo si MMA Trung Quoc-Hinh-3
 
Sư công trực tiếp huấn luyện Pierre Francois Flores là Đại sư Nam Anh, Chưởng môn phái Nam Anh Vịnh Xuân, còn gọi là Vịnh Xuân Chính Thống phái, hoặc theo tiếng Anh là Shaolin Wingchun Nam Anh Kungfu tại Montreal Canada. Đại sư Nam Anh là phu quân của người đẹp Thanh Xuân, Hoa hậu điện ảnh Việt Nam năm 1992. Do quan hệ trong môn phái, Flores đương nhiên sẽ gọi hoa hậu Thanh Xuân là… sư mẫu. Đúng ra là sư bà, nhưng vậy thì già quá, người đẹp đương nhiên… không đồng ý. Hiện tại, con trai và con gái của Hoa hậu cũng đang là sư muội, sư đệ của Flores, tập luyện chung trong cùng một võ đường tại Montreal, Canada.

Cao thủ võ học giải mã “tử huyệt, ma huyệt, sinh huyệt“

Mỗi môn phái đều trang bị những chiêu thức đặc trưng. Tuy nhiên, các bậc cao thủ võ học cho rằng, đỉnh cao võ thuật thực sự nằm trong tuyệt kỹ điểm huyệt.

Điểm huyệt hiện lên trong võ thuật bí ẩn, ly kỳ qua phim ảnh, tiểu thuyết võ hiệp. Chỉ bằng một lực nhỏ, một động tác, nhanh, gọn, tưởng chừng như vô hại, các chiêu thức điểm huyệt của cao thủ võ học có thể khiến nạn nhân bất tỉnh hoặc tử vong. Sức mạnh của điểm huyệt trong võ học tồn tại một cách bí ẩn khi có thể cứu người, giết người chỉ trong chớp mắt.

Vụ nổ ở sân bay Tân Sơn Nhất là sự cố kỹ thuật tại trạm biến áp

Sự cố khiến sân bay Tân Sơn Nhất bị mất điện kéo dài suốt 40 phút, trong đó có 14 phút mất điện toàn phần trong hệ thống nhà ga sân bay.

Sáng 6/5, trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết nguyên nhân mất điện ban đầu tại sân bay Tân Sơn Nhất vào rạng sáng ngày 2/5, được xác định là do nổ trạm biến áp, dẫn tới mất điện ở nhà ga.

Cuộc đời ly kỳ của người rừng có khả năng giao tiếp với muông thú

Với ông Bình, rừng là nhà, muông thú là bạn không thể tách rời nhau. Đặc biệt, ông còn có thể giao tiếp với muông thú...

Coi rừng là nhà

Khi chúng tôi đang mò mẫm đi vào cánh rừng già của bản Tra (xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) để tìm “đại bản doanh” của “người rừng” Bùi Văn Bình (người có khả năng giao tiếp với muông thú) thì giật mình bởi giọng của một người phụ nữ: “Đến tìm ông Bình giời đày hả? Ăn gan hùm à mà đến đây? Thôi lên đi, có nhà đấy, tôi vừa thấy ông ấy mang gạo đi cho sóc, chuột rừng ăn. Chúng là những người bạn thân nhất của ông Bình đấy”.

Người trong bản Tra kháo nhau, khu rừng này là nơi tụ tập của những oan hồn. Đêm nào người ta cũng nghe tiếng khóc ai oán phát ra. Ngoài ông Bình thì chỉ có những bậc cao niên, gan dạ mới dám đến đây.

Ngôi nhà nhỏ của ông Bình giữa rừng thiêng.

Ngôi nhà nhỏ của ông Bình giữa rừng thiêng.

Thấy người lạ, ông Bình tỏ ra e dè và đầy cảnh giác, buông lời nặng nề: “Tìm tôi làm gì? Định vào đây hại bạn bè của tôi à? Chúng có tội tình gì? Còn nếu vào khuyên tôi xuống núi thì về luôn đi cho đỡ mất công”.

"Người rừng" Bùi Văn Bình vừa bước sang tuổi 45, đấy là người ta nói thế chứ bản thân ông cũng chả nhớ mình sinh năm nào, bao nhiêu tuổi. Bởi ông đã ở nơi rừng thiêng nước độc này mấy chục năm rồi.

“Đại bản doanh” của ông Bình chỉ là một ngôi nhà nhỏ nằm chon von giữa lưng chừng núi. Điều lạ là hơn 20 năm nay gần như ông không ăn đến hạt gạo nào, thức ăn chính là đu đủ xanh đun với nước suối, sắn và măng rừng.

Người đời cho rằng ông bị giời đày, không thì cũng bị con ma rừng bắt lên chịu tội. Thế nhưng với ông Bình, sống ở nơi “thâm sơn cùng cốc”, ông không có một ngày buồn. Vì sự lập dị của ông Bình, người ta đã thêu dệt biết bao câu chuyện huyễn hoặc về cuộc sống hoang dã của “người rừng” này.

Ông Bình bên chảo đu đủ xanh mà ông ăn quanh năm.

Ông Bình bên chảo đu đủ xanh mà ông ăn quanh năm.

Trẻ con quanh đây đêm đến tuyệt nhiên không dám ra khỏi nhà bởi đêm nào cũng có tiếng cười của ông Bình văng vẳng. Nhất là vào những đêm trăng sáng, người ta nói rằng ông cười từ tối đến sáng, đó cũng là lúc muông thú kéo về nhà ông chật cứng.

Bà Bùi Thị Hải (chị ruột ông Bình) cho biết, sau nhiều lần thuyết phục ông Bình hạ sơn bất thành thì cứ khoảng 1 tháng, con trai bà Hải lại mang gạo lên tiếp tế cho ông.

Những ngày đầu, mọi người nghĩ ông Bình ăn khỏe vì bao nhiêu gạo mang lên cũng hết. Gia đình sinh nghi, sau thời gian theo dõi mới biết ông Bình không ăn lấy một hạt, tất cả gạo được ông mang cho chim, chuột rừng, sóc ăn hết. Thương em, bà Hải vẫn thường xuyên mang gạo lên cho ông.

Căn bếp nơi ông Bình thường giao tiếp với muông thú.

Căn bếp nơi ông Bình thường giao tiếp với muông thú.




Cuộc sống hoang dã

Dẫu biết ông Bình ở nơi thâm sơn ấy, biết bao điều nguy hiểm rình rập, rồi tuổi ngày một cao, liệu ông còn có thể trụ được bao lâu? Nhưng gia đình đành bất lực, coi đó là điều đương nhiên. Có lẽ hơn 20 năm sống một mình trong rừng đã dạy cho ông cách sinh tồn.

Bà Hải nói: “Dù sống trong rừng, quần áo chẳng có, ăn uống linh tinh nhưng chẳng khi nào thấy ông ấy ốm đau cả. Đã có lần, nhân viên của trạm y tế xã lên tận nơi khám, phát thuốc nhưng ông ấy một mực từ chối. Thôi cũng đành chịu, ông ấy có rừng che chở rồi”.

Cánh rừng già nơi ông Bình sống.

Cánh rừng già nơi ông Bình sống.


Đưa bàn tay sần sần như gốc cây rừng lên trước ngọn đèn dầu, ông Bình gọt quả đu đủ nhanh thoăn thoắt, rồi thả vào chảo nước đang lăn tăn sôi. Ông vừa đảo đu đủ, vừa nói: “Đu đủ xanh ở đây ngon lắm đó, không đâu sánh được. Tôi chẳng mấy khi ăn cơm, chỉ ăn đu đủ cũng sướng rồi”.

Ông kể: “Sống ở đây một mình kể cũng nguy hiểm. Tôi chỉ có vài lần trượt chân ngã, chứ tuyệt nhiên không bao giờ bị thú hoang hay rắn độc làm hại. Chẳng hiểu sao chúng nó thân tôi lắm, thấy bóng tôi chẳng bao giờ chạy, cứ quấn lại gần”.

Ám ảnh cuộc sống văn minh

Gia đình ông Bình rất đông anh em. Ông là người thông minh, khéo tay lại tài hoa nhất nhà. Vì gia đình quá nghèo, ông phải bỏ học giữa chừng để đi làm, giảm gánh nặng cơm áo cho bố mẹ.

Chưa đầy 20 tuổi, ông được đánh giá là một thợ mộc có nghề nhất bản. Do có tay nghề giỏi, ông được rất nhiều nơi mời về dựng nhà, làm cửa. Công việc bận rộn, ông Bình có thể đi biền biệt cả tháng.

Năm ấy, ông đi cả mấy tháng mới trở về nhà, chị gái thấy ông không ăn uống gì, vào nhà nằm li bì. Sáng hôm sau, ông bật dậy lấy hương trên bàn thờ đốt rồi cắm khắp nơi, miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

Ông Bình sống một mình nhưng chẳng mấy khi thấy ông ốm đau.

Ông Bình sống một mình nhưng chẳng mấy khi thấy ông ốm đau.


Rồi ông Bình lang thang khắp nơi, chẳng nói chẳng rằng, gặp gì ăn nấy. Mỗi lần như vậy, người nhà lại chia nhau đi tìm, đưa ông về nhà. Nhưng được vài giờ, ông lại lẩn mất. Rồi ông lặn một hơi vào rừng của bản Tra sinh sống từ đó đến nay.

Đã có lần vì nể người thân, ông Bình trở về cuộc sống văn minh. Lần ấy là bà Hải lên khuyên ông về bản ở sẽ được sung sướng, có nhà ở, có cơm ăn, lại được xem ti vi, nếu ổn còn được lấy vợ sinh con. Không phải vì ham cuộc sống như vậy mà ông Bình xuống. Ông xuống vì thương chị gái nhiều lần vất vả lên núi tìm em trai.

Quá lâu không được tiếp xúc với thế giới văn minh, mọi thứ trước mắt ông Bình đều lạ lẫm. Đang ngồi uống nước trong nhà, ông Bình thấy chồng bà Hải vừa đi xe máy về. Ông này vội đi vệ sinh nên không tắt máy, ông Bình ngạc nhiên nhảy lên xe ngắm nghía.

Vì không biết đây là “con vật gì”, trong lúc tò mò tay ông Bình vít vào ga xe máy. Chiếc xe máy bốc đầu lao thẳng về phía chuồng lợn. “Người rừng” văng về một phía, chiếc xe vỡ sạch cả đèn nằm gọn lỏn trong chuồng lợn. Hôm đó ông bị sưng vù đầu, chân thì rách 1 đoạn to tướng.

Chị gái hoảng sợ, mang băng bông, thuốc sát trùng để băng bó. Ông Bình gạt phắt đi chạy thẳng ra đồng lấy đất đắp vào chỗ đang chảy máu. Ông giải thích với chị: “Mọi khi bị chảy máu em toàn lấy bùn đất đắp vào, khỏi nhanh lắm. Thần rừng mách em như vậy”.

Trong bữa ăn, mọi người rót rượu ra uống, ông Bình tưởng nước suối cầm cả bát tô đánh một hơi hết sạch. Cả nhà ai nấy cũng mắt tròn mắt dẹt, nghĩ đây là cao thủ rượu. Nào ngờ, chỉ vài phút sau, ông Bình đổ gục ngay tại mâm.

Tiệc tàn, ai về nhà nấy, ông Bình như người mất hồn nằm bẹp trên giường chẳng nói với ai lời nào. Nửa đêm khát nước, ông mò dậy thì không may quờ quạng đúng cái phích điện nơi đầu giường.

Ông Bình bị điện giật bay từ trên giường ra đến tận cửa giữa. Đến lúc này thì “người rừng” thực sự hoảng sợ thế giới văn minh. Ngay đêm bị điện giật, ông Bình chẳng nói chẳng rằng, chờ mọi người ngủ say, ông vội vã bỏ về rừng mà không kịp mang theo đôi dép đứt.

'Người rừng' dữ tợn thoắt ẩn thoắt hiện ở Lai Châu 'Người rừng' dữ tợn thoắt ẩn thoắt hiện ở Lai Châu

Đại gia đình Đại gia đình "người rừng" và chuyện lạ về một bản chỉ có 3 hộ

Nguồn: Trọng Ngân (Tuổi Trẻ & Đời Sống)