Mối tình sóng gió của cặp vợ chồng Việt Nam - Triều Tiên

Hơn 30 năm kể từ khi chụp với nhau bức ảnh đầu tiên, ông Pham Ngoc Canh (69 tuổi) và bà Ri Yong-hui (70 tuổi) mới được về chung một nhà.

"Kể từ giây phút nhìn thấy ông ấy, tôi rất buồn vì cảm thấy đó sẽ là một mối tình không thể trở thành hiện thực", bà Ri nói với hãng thông tấn Reuters.
Năm 1967, ông Canh là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử sang Triều Tiên để học tập. Vài năm sau, ông gặp bà Ri tại một phòng thí nghiệm khi đang thực tập tại một nhà máy phân bón ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
"Tôi tự nhủ, mình phải cưới cô gái này", ông Canh nhớ lại. Ông đã lấy hết can đảm tiếp cận bà Ri để xin địa chỉ. Về phần bà Ri, bà rất tò mò khi các bạn của bà đồn rằng có một chàng trai Việt Nam làm việc tại nhà máy thích bà.
Moi tinh song gio cua cap vo chong Viet Nam - Trieu Tien
Vợ chồng ông Canh, bà Ri khoe ảnh thời xưa. (Ảnh: Reuters) 
"Vừa gặp, tôi đã biết đó là ông ấy", bà Ri nói. "Ông ấy trông rất sáng sủa. Trước đó tôi chưa từng rung động trước những anh chàng đẹp trai nhưng khi ông ấy vừa mở cửa bước vào, trái tim tôi đã tan chảy".
Mặc dù rất tâm đầu ý hợp nhưng mối tình của họ đã gặp phải nhiều thử thách. Sau nhiều lần trao đổi thư từ, bà Ri đồng ý để ông Canh tới thăm nhà mình. Ông mặc quần áo Triều Tiên, sau đó bắt chuyến xe buýt 3 tiếng rồi đi bộ 2km tới nhà bà Ri.
Năm 1973, ông trở về Việt Nam. Năm 1978, cơ quan ông Phạm Ngọc Canh tổ chức một chuyến thăm Triều Tiên. Ông đã xin tham gia và gặp lại bà Ri. Bà Ri cho biết, mỗi lần gặp nhau, bà lại càng đau khổ hơn khi nghĩ tới việc họ có thể không bao giờ gặp lại.
Trong chuyến đi đó, ông Canh đã mang theo một bức thư, định gửi lên lãnh đạo Triều Tiên xin phép cho ông và bà Ri Yong-hui được kết hôn. "Khi bà ấy nhìn thấy bức thư, bà ấy hỏi: 'Đồng chí định thuyết phục nước tôi ư?'", ông kể. Câu nói của bà khiến ông không gửi bức thư nữa mà bảo bà Ri đợi mình.
Do tình hình chính trị phức tạp, hai người ngừng viết thư cho nhau từ cuối năm 1978. "Mẹ tôi đã khóc khi chăm sóc cho tôi. Tôi nghĩ bà ấy biết tôi đang đau khổ vì tình", bà Ri bộc bạch.
Năm 1992, ông Canh có cơ hội được sang Triều Tiên lần nữa với tư cách là phiên dịch viên cho đoàn thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, ông không thể gặp bà Ri. Khi trở lại Hà Nội, ông đã tìm thấy một bức thư bà gửi cho ông và biết rằng bà vẫn yêu ông.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Triều Tiên gặp phải tình trạng thiếu lương thực. Ông Canh lo lắng cho bà Ri tới nỗi đã kêu gọi bạn bè ủng hộ 7 tấn gạo để gửi sang Triều Tiên. Nhờ vậy, Triều Tiên đã đồng ý để ông cưới bà Ri và sinh sống tại đất nước họ.
Năm 2002, sau nhiều sóng gió, cặp đôi cuối cùng cũng kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng và sau đó trở về Hà Nội để bắt đầu cuộc sống mới. Hiện hai ông bà đang sống tại một căn hộ nhỏ ở Hà Nội.
Ông Canh và bà Ri đều hy vọng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới sẽ chấm dứt những sự thù địch với Bình Nhưỡng.
Bà Ri nói: "Khi mọi người lần đầu nghe tin ông Kim Jong Un quyết định gặp ông Trump, họ đã hy vọng ngày thống nhất sẽ sớm đến. Nhưng khó để trở thành hiện thực trong một hoặc hai ngày. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp".

Hãi hùng cuộc sống trong bãi rác lớn nhất Châu Phi

(Kiến Thức) - Dandora ở Nairobi, thủ đô của Kenya, là một trong những bãi rác lớn nhất Châu Phi. Mỗi ngày, bãi rác này tiếp nhận hơn 2.000 tấn rác thải từ 4,5 triệu cư dân trong thành phố.

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi
Theo Al Jazeera, Dandora là một bãi rác chính ở thủ đô Nairobi, Kenya. Mỗi ngày, bãi rác này tiếp nhận hơn 2.000 tấn rác thải của 4,5 triệu cư dân trong thành phố. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-2
Được biết, Dandora là một trong những bãi rác lớn nhất Châu Phi. Đây cũng là nơi mưu sinh của hàng nghìn gia đình sống trong những khu ổ chuột xung quanh. 

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-3
Những cư dân như Rehema Ayako, đang sống trong những khu ổ chuột gần đó, thường đi bộ 3 km tới bãi rác Dandora để thu nhặt những mảnh kim loại phế liệu, đồ điện tử, cao su và túi nilong để bán cho các nhà máy tái chế. 

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-4
“Đó là ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi bán những thứ nhặt được trong bãi rác này để kiếm tiền trang trải cuộc sống”, bà Ayako, 62 tuổi, chia sẻ. 
Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-5
 Frida Syshia, 36 tuổi, cũng “làm việc” tại bãi rác Dandoro. Cô thu nhặt những đồ nhựa, điện tử và phế liệu để đem đi bán lấy tiền.

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-6
 Tuy nhiên, số tiền kiếm được cũng không đủ để cô Syshia chữa bệnh.  Giáo sư Jared Onyari, một chuyên gia môi trường, đã nghiên cứu tác động của bãi rác Dandora đến gần 1 triệu cư dân đang sinh sống trong bãi rác này. 

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-7
  “Bãi rác này tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ người dân”, Giáo sư Jared cho hay. Ảnh: Syshia đứng tại khu hàng quán tạm bợ của cô đã bị thiêu rụi vài tháng sau khi nó bị đóng cửa.

Hai hung cuoc song trong bai rac lon nhat Chau Phi-Hinh-8
Liên Hợp Quốc trước đó đã cảnh báo các em học sinh địa phương gặp phải vấn đề hô hấp vì bãi rác này.

Điểm mặt dàn chuyên cơ “khủng” Mỹ - Triều Tiên sẽ đến Hà Nội

(Kiến Thức) - Không lực Một sẽ được Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng trong chuyến đi tới Việt Nam để tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Trong khi đó, chiếc Chammae-1 có thể sẽ tháp tùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến công du đặc biệt này.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi
 Không lực Một (Air Force One) là chuyên cơ được sử dụng trong các chuyến công du của Tổng thống Mỹ và dĩ nhiên, nó cũng sẽ là phương tiện đưa Tổng thống Trump tới dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sắp tới tại Việt Nam. Được biết, Air Force One là tên gọi cho bất kỳ máy bay nào thuộc Không quân Mỹ dùng để chở tổng thống. Ảnh: Reuters.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-2
“Phòng Bầu dục bay” này thuộc dòng máy bay Boeing 747-200B, với diện tích nội thất 372 m2, bao gồm phòng họp, phòng ăn, khoang cá nhân cho tổng thống, văn phòng cho các thành viên nội các cấp cao, phòng phẫu thuật, phòng báo chí và hai phòng bếp,... Ảnh: BIN. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-3
Air Force One còn được ví như "Nhà Trắng trên không" và là một "pháo đài bất khả xâm phạm". Nó được trang bị những công nghệ tối tân nhất có khả năng chống bức xạ điện từ, phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân và phòng thủ tên lửa,... Ảnh: BBC. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-4
Trong các chuyên công du nước ngoài, chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Trump sẽ được giám sát chặt chẽ từ xa bởi mạng lưới vệ tinh hùng hậu và các chiến đấu cơ sẵn sàng hộ tống khi cần thiết. Ảnh: CBS News. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-5
 Air Force One hoạt động như một trung tâm chỉ huy lưu động trên không, được trang bị 85 điện thoại thông thường và điện thoại vệ tinh, radio, máy fax, máy tính kết nối Internet,... Các thông tin kết nối giữa máy bay với mặt đất đều được mã hóa để đảm bảo an toàn. Ảnh: NBC.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-6
 Ngoài ra, chiếc chuyên cơ hiện đại này còn được trang bị hệ thống đối phó điện tử để gây nhiễu radar trinh sát và khóa mục tiêu của đối phương, hệ thống mồi bẫy pháo sáng để đánh lừa tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại. Ảnh: DO.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-7
Được biết, mọi hoạt động của chuyên cơ Air Force One ở nước ngoài đều được giám sát chặt chẽ bởi Bộ chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD). Ảnh: BG. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-8
 Phương tiện khác có thể cũng được mang theo để phục vụ việc đi lại của Tổng thống Trump trong các chuyến công du nước ngoài là trực thăng Marine One. Ảnh: Getty.

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-9
Trước đó, hồi tháng 11/2018, những chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-17 đã hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng để phục vụ hậu cần của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần lễ hội nghị cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: FE. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-10
 Trong khi đó, chuyên cơ Chammae-1 được ví như chiếc "Không lực Một" của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: BI. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-11
 Do quãng đường bay từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội chỉ dài khoảng 2.400 km nên nhiều người dự đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sử dụng chiếc máy bay Chammae-1 để bay tới Hà Nội dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Ảnh: BBC. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-12
Trên thực tế, Chammae-1 của Triều Tiên là máy bay Ilyushin-62M do Liên Xô sản xuất. Về lý thuyết, Ilyushin-62M có thể di chuyển trên quãng đường 10.000 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Ảnh: KCNA. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-13
Chuyên cơ Chammae-1 được trang bị nội thất hiện đại, có bàn làm việc cá nhân cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chiếc máy bay thân hẹp Il-62 được ra mắt từ những năm 1960 và hiện thuộc sở hữu của Hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo. Ảnh: Reuters. 

Diem mat dan chuyen co “khung” My - Trieu Tien se den Ha Noi-Hinh-14
 “Việc sử dụng chuyên cơ riêng sẽ giúp nhà lãnh đạo Triều Tiên (Kim Jong-un) nâng vị thế quốc gia và chuyên cơ Chammae-1 đủ an toàn để phục vụ các cuộc thảo luận ở Việt Nam do khoảng cách địa lý nằm trong phạm vi cho phép của máy bay”, Giáo sư Kim Jun-hyeong đến từ Đại học Toàn cầu Handong, bình luận. Ảnh: Hankyoreh.