Mổ xương tay, bệnh nhân tử vong bất thường ở bệnh viện Hà Đông

(Kiến Thức) - Sau 4 giờ phẫu thuật mổ xương tay, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thông báo ca mổ anh Vương Đình Cường thành công. Vài giờ sau người nhà bệnh nhân vào thăm thì bàng hoàng phát hiện anh Cường người tím đen, bụng chướng to.

Thông tin ban đầu vụ việc tử vong sau khi mổ xương tay, ngày 9/5, anh Vương Đình Cường (37 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) được gia đình chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) để cấp cứu vì bị rạn xương tay phải sau khi ngã xe vào tối ngày 8/5.
Trao đổi với PV, ông Vương Đình Khánh (bố đẻ anh Cường) cho biết: Tối ngày 8/5, trên đường đi xe về nhà Cường đi vào ổ gà, bị ngã. Về tới nhà, Cường thấy đau nhức phần tay bên phải, mặt và chân có xây xước ngoài da. Khi gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai chụp chiếu, thì bác sĩ thông báo xương phía tay phải, gần bả vai bị gãy và cần phẫu thuật.
Do nghi ngờ cái chết của anh Cường bất thường, người nhà bệnh nhân đã quây kín bệnh viện Hà Đông.
 Do nghi ngờ cái chết của anh Cường bất thường, người nhà bệnh nhân đã quây kín bệnh viện Hà Đông.
“Sau khi nghe các bác sĩ tư vấn, chúng tôi quyết định chuyển Cường ra Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vì nghĩ rằng gãy xương cẳng tay không phải vấn đề gì ghê gớm”, ông Khánh kể lại với PV
Trong đêm 8/5, anh Cường được chuyển ra bệnh viện Hà Đông mổ xương tay. Tại đây bác sĩ tư vấn cho người nhà cần phải phẫu thuật để ổn định chấn thương. Để được đảm bảo trong quá trình phẫu thuật, gia đình đã đồng ý với bệnh viện mổ trọn gói “từ A đến Z”. Tức sau khi đóng 40 triệu đồng, anh Cường sẽ được phẫu thuật và được chăm sóc cho đến khi xuất viện.
Làm xong các thủ tục, đến khoảng 9 giờ 15 phút ngày 9/5, anh Cường được đưa vào phòng mổ. Sau 4 giờ phẫu thuật, bác sĩ thông báo với gia đình rằng: Ca mổ thành công tốt đẹp.
Điều đáng nói, khi người nhà xin vào thăm thì bác sĩ không đồng ý và cho rằng bệnh nhân mới mổ xong, chưa thể gặp được. Chờ đợi lâu không được vào thăm, khoảng 13h30 phút ngày 9/5, người nhà anh Cường đi thẳng lên khoa Hồi sức của bệnh viện, lúc này chỉ có một mình anh Cường ở trong phòng và đã ở trong tình trạng tím tái.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh internet.
 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh internet.
Bà Vương Thị Bích (cô ruột anh Cường) kể lại: “Lúc đó tôi là người trực tiếp lên gặp Cường trên phòng mổ, ở đó chỉ có một mình Cường nằm thở ô xy, người tím đen, bụng chướng to. Tôi chạy xuống tầng một hô hoán người nhà bác sĩ. Một lúc sau bác sĩ có mặt tại phòng bệnh, liên tục gọi điện cho các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trên. Đến khoảng hơn 4 giờ mới có bác sĩ đến hỗ trợ, nhưng lúc đó tất cả đã quá muộn”.
Kể từ lúc đó, hàng chục người nhà của bệnh nhân túc trực tại bệnh viện để mong phép màu sẽ đến với anh Cường. Tuy nhiên, điều không ai mong muốn đã xảy ra, anh Cường đã tử vong vào chiều ngày 9/5.
Liên quan đến sự việc, ông Trần Ngọc Cường – Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa Hà Đông - xác nhận có sự việc trên xảy ra tại bệnh viện. Ông Cường cho biết, nam bệnh nhân này đã tử vong vào khoảng 17 giờ chiều ngày 9/5. Thi thể của bệnh nhân đã được chuyển tới nhà đại thể.
Hiện cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân tử vong sau khi mổ xương tay.

Cô giáo chửi học viên là “con lợn”: Rà soát các trung tâm ngoại ngữ trên cả nước

Sau vụ cô giáo chửi học viên là "con lợn", Bộ GD-ĐT yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra việc cấp phép và hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ.

Ngay sau vụ cô giáo chửi học viên là "con lợn" tại trung tâm ngoại ngữ “chui” MST English do bà Nguyễn Thị Kim Tuyến làm Giám đốc, Bộ GD-ĐT vừa ra công văn yêu cầu rà soát, đánh giá hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ trên cả nước.

Bệnh viện công phải “tự bơi” hoàn toàn trong năm 2018

(Kiến Thức) - Các bệnh viện công phải tự chủ tài chính trong nền kinh tế thị trường, thu hút bệnh nhân bằng uy tín, trình độ, nếu không sẽ bị "đào thải".

Theo Sở Y tế Hà Nội, cơ quan này đang tiến hành các bước chuẩn bị cuối cùng chính thức triển khai tự chủ tài chính tại nhiều bệnh viện công trên địa bàn theo lộ trình định trước.
Trao đổi với báo chí tại Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2, bà Trần Thị Nhị Hà – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, khi các bệnh viện công tự chủ tài chính, họ phải “tự bơi” trong nền kinh tế thị trường, hút bệnh nhân bằng chính uy tín, trình độ, nếu không tìm được nguồn bệnh nhân, đồng nghĩa bệnh viện phải đóng cửa theo đúng hoạt động của doanh nghiệp.