Mơ vay tiền ngân hàng thế giới, đại gia bị lừa cú đau

VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Lê Minh Tiến (SN 1973, ở Hà Nội) và Nguyễn Thanh Tùng (SN 1977, ở Bắc Ninh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông Tiến là Chủ tịch HĐQT công ty CP Phát triển DAV Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế và phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Hội KHKT).
Cáo trạng xác định, ông Tiến đã bắt tay cùng ông Tùng đưa ra thông tin không có thật về gói cho vay của NH Thế giới (World Bank) và gói hỗ trợ của UNDP (Chương trình Phát triển LHQ) giải ngân cho các dự án trên lĩnh vực y tế, giáo dục... nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thỏa thuận giữa hai bị can, mỗi người sẽ được hưởng lợi 50% trên tổng số tiền thu được.
Mo vay tien ngan hang the gioi, dai gia bi lua cu dau
 Ảnh minh họa: Internet.
Để tạo lòng tin với "con mồi", Tiến soạn thảo nhiều văn bản và sao chép logo của UNDP vào văn bản có nội dung về việc tiếp nhận hồ sơ và đã tiến hành xét duyệt chương trình tài trợ các dự án ở các xã của tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...
Tùng nhận các văn bản này, mang đi gặp gỡ, giới thiệu với các cá nhân, doanh nghiệp, cam kết vay được vốn.
Ông ta tự giới thiệu mình là trợ lý điều phối viên của UNDP, có quan hệ quen biết với NH Thế giới, cam kết có thể xin vay vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp.
Hai bị can yêu cầu các nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, đưa trước 1-3 tỷ đồng để chi phí lo thủ tục xin vay vốn, hứa hẹn các doanh nghiệp sẽ được giải ngân đúng hạn.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của các bị hại, Tiến và Tùng không làm bất cứ thủ tục gì mà chiếm đoạt 6,5 tỷ đồng, chia nhau sử dụng vào mục đích cá nhân.
Sập bẫy
Một trong số các bị hại phải kể đến công ty CP thương mại và dịch vụ Y tế Phúc Thái, do anh M. làm người đại diện theo pháp luật.
Năm 2016, công ty này đầu tư xây dựng dự án BV đa khoa Phúc Thái tại Sông Công, Thái Nguyên. Do thiếu vốn đầu tư, vợ anh M. đã gặp Tùng và được ông này giới thiệu là trợ lý Điều phối viên Liên hợp quốc, có quan hệ quen biết NH Thế giới, có thể làm thủ tục vay tiền cho Phúc Thái.
Để vợ anh M. tin tưởng, Tùng dẫn Tiến đến gặp. Tùng giới thiệu Tiến là cấp trên của Tùng, công tác tại Ban duyệt vốn của UNDP, là người có thể duyệt các khoản vay vốn.
Hai bị can hứa sẽ vay cho công ty Phúc Thái 3.000 tỷ đồng với lãi suất 3%/năm, thời hạn vay 20 năm. Chi phí dịch vụ ban đầu là 3 tỷ đồng.
Công ty Phúc Thái đã chuyển khoản cho Tùng 3 tỷ đồng. Bị can rút tiền, chia nhau với Tiến rồi tiêu xài hết, không thực hiện cam kết.
Ngoài ra, hai bị can còn hứa hẹn vay tiền cho nhiều đơn vị khác, nhận tiền chi phí để lo thủ tục vay vốn nhưng đều không thực hiện.
Cáo buộc cho rằng, bị can Tiến còn lấy danh nghĩa Hội KHKT kêu gọi đầu tư góp vốn vào dự án xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của hội.
Tiến giới thiệu dự án có quy mô 20.000m2, xây dựng nhà ở cao tầng và liền kề thấp tầng, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2016.
Qua người quen, Tiến gặp chị L., là GĐ công ty TNHH Thương mại hỗ trợ Kiến thiết miền núi để giới thiệu dự án.
Tiến dẫn chị L. tới xem khu đất trống tại khu đô thị Tây Hồ Tây (đường Võ Chí Công, Hà Nội) và được chị đồng ý hợp tác đầu tư dự án.
Tiến lấy danh nghĩa Hội KHKT để ký hợp đồng; lấy con dấu của Hội làm giấy ủy quyền cho công ty CP Phát triển DAV Việt Nam, thay mặt Hội phối hợp thực hiện công việc với công ty Kiến thiết miền núi để thực hiện dự án.
Tiến còn làm văn bản đề nghị và được công ty Kiến thiết miền núi tạm ứng giải phóng mặt bằng 5 tỷ đồng.
Sau này, do nghi ngờ, chị L. đã đến khu đất hỏi han thì phát hiện, dự án mà Tiến nhắc đến chỉ là "dự án ma".
Kết quả xác minh tại Hội KHKT cho thấy, cơ quan này không có chủ trương, không thực hiện hoặc hợp tác đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ. Hội cũng không biết việc Tiến sử dụng danh nghĩa của Hội để đi thu tiền.
Biết mình bị lừa, chị L. nhiều lần yêu cầu ông Tiến trả tiền, nhưng đến nay mới nhận lại được 3,9 tỷ đồng.
Cũng với dự án này, bị can Tiến còn chiếm đoạt 500 triệu đồng của ông K., GĐ công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật và thương mại Quốc Khánh.

Cách chức Chủ tịch phường vì xác nhận vay vốn thoát nghèo cho vợ

(Kiến Thức) - Ông Đặng Xuân Hậu - Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong (Thái Bình)  bị cách chức do đã ký xác nhận hồ sơ vay vốn cho một số hộ sai đối tượng, trong đó có vợ ông Hậu.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã công bố Kết luận thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm của UBTV Thành ủy Thái Bình về việc kỷ luật các cá nhân có sai phạm trong việc lợi dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ dành khoản vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo, cận nghèo và một số đối tượng thuộc diện chính sách khác... tại phường Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Cuộc sống khó khăn của bà con gốc Việt tại Biển Hồ

Kampong Chhnang (Campuchia) là tỉnh mà cộng đồng người gốc Việt tại đây đang gặp phải nhiều khó khăn. Cuộc sống lênh đênh trên Biển Hồ không đảm bảo tương lai cho trẻ em.

Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho

Theo Nghị định 129 của chính phủ Campuchia (15/8/2017), Cộng đồng người gốc Việt sống trên Biển Hồ bị thu hồi giấy tờ bị coi là 'bất bình thường' và phải di dời, tái định cư trên đất liền.

Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-2
 Từ ngày 22-24/5, đoàn công tác liên ngành gồm các đại diện các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi thăm và tặng quà cho bà con người gốc Việt tại khu nhà bè thuộc tổ Chung Koh, phường Phsar Chhnang và khu tái định cư tạm thời tại xã Chnoc Trou, huyện Boribour (Kampong Chhnang).
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-3
 Tại khu nhà bè nuôi cá thuộc tổ Chung Koh và khu tái định cư tạm thời tại xã Chnoc Trou, đoàn liên ngành đã đi thăm, tìm hiểu tình hình thực tế cuộc sống.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-4
Đoàn công tác liên ngành đã chia sẻ những khó khăn của bà con, trao đổi một số phương hướng chuyển đổi nghề nghiệp, đặc biệt là việc chăm lo học hành, cải thiện tương lai của trẻ em trong cộng đồng. 
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-5
Cuộc sống lênh đênh trên Biển Hồ không đảm bảo tương lai cho trẻ em. 
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-6
 Nghề chủ yếu của bà con gốc Việt là đánh bắt cá.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-7
 Một tiệm tạp hóa trên bè nổi tại khu nhà bè thuộc tổ Chung Koh, phường Phsar Chhnang.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-8

 Đây là những hộ dân sắp phải di dời lên đất liền.

Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-9
 Buôn bán để mưu sinh trên thuyền của một người gốc Việt.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-10
 Lác đác một số hộ gia đình lắp pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-11
 Cuộc sống mưu sinh đắp đổi qua ngày.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-12
 Nghề chài lưới của người gốc Việt trên Biển Hồ rất vất vả do nguồn cá ngày một ít đi.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-13

 Tỉnh hội Khmer - Việt Nam ở Kampong Chhnang nỗ lực vận động bà con khắc phục và cải thiện đời sống sinh hoạt, chuyển đổi nghề nghiệp theo tình hình thực tế.

Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-14
 Cuộc sống quanh năm vẫn nghèo khó, trong cảnh ô nhiễm môi trường.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-15
 Nghề khai thác cá ngày một thất thu do nguồn cá ở Khu vực Biển Hồ mỗi năm một giảm, tình hình chăm sóc sức khỏe - y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường bị ô nhiễm.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-16
 Về văn hóa, giáo dục, toàn tỉnh có 11 điểm trường phổ thông với 876 học sinh. Hội đã quan hệ tốt với chính quyền địa phương để làm giấy xác nhận khai sinh cho các em đủ tuổi đến trường đăng ký vào học chữ Khmer theo chương trình phổ thông Campuchia.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-17
 Toàn tỉnh có khoảng 2.050 hộ sống trên sông, trong số này có khoảng 1.500 hộ làm nghề đánh bắt cá, khoảng 550 hộ làm nghề mua bán, chăn nuôi cá.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-18

 Cuộc sống sinh hoạt thường ngày trên một bè cá, trẻ em ở đây đa số thất học vì khó có điều kiện đến trường, phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh.

Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-19
 Từ ngày 17/9/2018, chính quyền tỉnh Kompong Chhnang đã triển khai việc di dời người dân sống trên sông buộc phải lên đất liền theo kế hoạch 5 năm (2015-2019).
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-20
 Từ khi di dời, bắt đầu từ tháng 10/2018 đến nay, chính quyền tỉnh sở tại đã hỗ trợ khám bệnh, điều trị miễn phí cho bà con. Điểm tái định cơ của cộng đồng người gốc Việt nằm cách bờ sông khoảng 3-4km.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-21
 Hiện tại, tổng số hộ bà con đã di dời lên đất liền (khu vực trong tình trạng mùa mưa sẽ bị ngập) khoảng 1.068 hộ, số hộ còn sống trên bè cá là 641 hộ, trong khi một số hộ đã về Việt Nam sinh sống.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-22
 Hiện việc di dời các làng nổi trên sông là chủ trương nhất quán của Chính phủ Campuchia nhằm đảm bảo thực thi các quy định của Campuchia về đánh bắt hải sản, môi trường và quản lý bờ sông thành phố vệ sinh, sạch đẹp.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-23
Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang xác nhận chủ trương không để người dân sống trên bè gây ô nhiễm sông, bè nổi chỉ để nuôi cá.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-24
 Đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam trong đoàn công tác liên ngành đề nghị phía Campuchia tạo điều kiện tối đa cho cuộc sống của bà con người gốc Việt tại khu tái định cư tạm thời về hạ tầng, chăm sóc y tế và giáo dục.
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-25
 Đoàn công tác liên ngành, với tinh thần tương thân tương ái, đã tặng số quà cho khoảng 600 hộ gia đình người gốc Việt (mỗi phần quà gồm gạo và tiền mặt.)
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-26
Phát quà cho bà con tại khu tái định cư tạm thời ở xã Chnoc Trou, huyện Boribour. 
Cuoc song kho khan cua ba con goc Viet tai Bien Ho-Hinh-27
 Đoàn công tác liên ngành có buổi hội đàm với Bộ Ngoại giao Campuchia, Trưởng đoàn Việt Nam một lần nữa đề nghị chính phủ Campuchia quan tâm giải quyết những khó khăn của bà con gốc Việt, mong Chính phủ Campuchia sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 129, có quy định rõ ràng về các quyền và nghĩa vụ của những người đã được cấp thẻ ngoại kiều để áp dụng thống nhất tại tất cả các địa phương của Campuchia.