Miễn học phí từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước

Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non 5 tuổi đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị đã họp để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025.
Mien hoc phi tu mam non den het THPT cong lap tren ca nuoc
 Ảnh minh họa.
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non 5 tuổi đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9.2025 trở đi).
Bộ chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài Chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc quyết định nêu trên. Theo quy định tại khoản 3 điều 99 luật Giáo dục năm 2019 hiện hành, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí.
Từ ngày 1/9/2024, trẻ mầm non 5 tuổi được miễn học phí, theo quy định tại khoản 6, điều 15 Nghị định số 81. Ngoài ra, hiện cả nước có nhiều tỉnh thành miễn học phí 100% từ mầm non tới hết lớp 12 cho học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập. Mới đây, TP HCM đã quyết định miễn học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh trung học phổ thông công lập, ngoài công lập từ năm học 2025 - 2026.
>>> Xem thêm video: Xúc động hình ảnh các em học sinh mua đồ ủng hộ thương binh tật nguyền
  

Tổ chức thu các khoản tiền đầu năm học 2021-2022: Giảm 'gánh nặng' học phí

Hơn 1,5 triệu học sinh thành phố Hà Nội đã bước sang tuần học thứ ba của năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, khác với cùng kỳ năm học trước, việc tổ chức thu các khoản tiền đầu năm học này chưa phát sinh các vấn đề 'nóng'. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội và ngành Giáo dục Thủ đô đã, đang đồng hành, kịp thời có nhiều giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn, giúp giảm 'gánh nặng' học phí cho gia đình học sinh.
To chuc thu cac khoan tien dau nam hoc 2021-2022: Giam 'ganh nang' hoc phi
Ngành Giáo dục Thủ đô đang nỗ lực huy động các nguồn lực để có chính sách miễn, giảm học phí, giảm áp lực kinh tế cho gia đình học sinh. Trong ảnh: Học sinh dự lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại Trường Trung học cơ sở Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Thành Nguyễn 

Yêu cầu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả học phí dư

Thanh tra TPHCM yêu cầu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch hoàn trả chênh lệch học phí cho sinh viên sau quyết định tăng học phí cách đây 2 năm.

Thanh tra TPHCM vừa có kết luận thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo và việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Theo kết luận này, nhà trường có nhiều thiếu sót, vi phạm trong tiếp công dân, khiếu nại, quản lý, sử dụng tài chính, sử dụng tài sản được giao.

Đặc biệt, theo kết luận thanh tra, trường có nguồn thu từ học phí các lớp đại học chính quy, hoạt động đào tạo dịch vụ (sau đại học, hệ đào tạo liên kết quốc tế, lớp đào tạo liên tục), phòng khám đa khoa... Doanh thu năm 2022 là 463,6 tỷ đồng, năm 2023 là 449,3 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, trường chưa xây dựng được biểu giá học phí theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ (do chưa xác định được các chi phí tiền lương, trực tiếp, quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác) mà thu theo khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Hội đồng trường có ban hành nghị quyết thông qua mức tạm tính cơ cấu giá dịch vụ giáo dục đào tạo và mức thu học phí áp dụng cho từng năm học.
Yeu cau Dai hoc Y khoa Pham Ngoc Thach tra hoc phi du

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: LH

Trường ở Hà Nội tăng học phí, học sinh không nộp buộc thôi học?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Cụ thể, theo thông báo kế hoạch học tập năm học 2024-2025 với lớp 12, nhà trường đưa ra mức học phí cho hệ chất lượng cao (áp dụng toàn trường) là 22 triệu đồng/năm (tương đương 2,2 triệu đồng/tháng). Tiền tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học sinh là 3 triệu đồng/năm.

Cùng đó, nhà trường cũng thông báo các khoản thu hộ khác cho cả năm học gồm: Bảo hiểm y tế học sinh 510.000 đồng; đồng phục (mùa hè, mùa thu, mùa đông, thể thao, giáo dục quốc phòng) 3 triệu đồng; Hoạt động giáo dục trải nghiệm, học kỳ quân đội là 5 triệu đồng; Khám sức khỏe tại trường trường khi nhập học là 590.000 đồng; Dịch vụ hỗ trợ (nước uống, điện, sinh nhật, quà lưu niệm, kết nối thông tin, vệ sinh, sinh hoạt lớp, họp phụ huynh... là 5 triệu đồng.