Microsoft, Google dự đoán chuẩn hơn bạch tuộc Paul

Chương trình trợ lý số Cortana của Microsoft đã dự đoán chính xác gần như kết quả mọi trận đấu từ vòng loại trực tiếp của World Cup 2014.

Đức hạ gục Brazi còn Argentina đánh bại Hà Lan trong các trận bán kết, và trận chung kết World Cup 2014 sẽ tái hiện các trận chung kết năm 1986 và 1990. Đó là kết quả dự đoán của các công ty công nghệ hàng đầu hiện nay là Microsoft và Google.
Chương trình trợ lý số Cortana của Microsoft đã dự đoán chính xác gần như kết quả mọi trận đấu từ vòng loại trực tiếp của World Cup 2014, qua đó vượt qua cả bạch tuộc "tiên tri" Paul về khả năng dự đoán.
Hoạt động dự đoán của Cortana dựa trên công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, vốn được cập nhật từ đầu trận đấu để hỗ trợ việc dự đoán.
Trợ lý ảo Cortana của Microsoft.
Trợ lý ảo Cortana của Microsoft. 
Mô hình dự đoán của Microsoft tính toán sức mạnh từng đội dựa trên nhiều yếu tố như thành tích thắng/thua/hòa trong các trận đấu ở vòng loại trước vòng chung kết, cũng như trong các giải đấu quốc tế khác. Nó còn tính toán tỷ lệ thắng của từng đội trong các cuộc đấu đó.
Kết quả thu về sẽ được tinh chỉnh thêm, thông qua việc tính toán các yếu tố có thể giúp một đội giành lợi thế trước đội còn lại, như sân nhà (trong trường hợp Brazil), độ gần về mặt địa lý (các đội Nam Mỹ), mặt sân bóng, điều kiện thời tiết khi diễn ra trận đấu...
Ngoài ra, dữ liệu thu từ thị trường cá độ cho phép Microsoft điều chỉnh khả năng thắng/thua/hòa dựa vào "sự khôn ngoan của đám đông", cụ thể là dựa vào việc họ sẽ đặt cược ra sao trong từng trận đấu.
Trong khi đó Google cũng cho kết quả dự đoán bán kết tương tự, dựa trên kỹ thuật phân tích dữ liệu trên. Google nói rằng Đức có 59% cơ hội chiến thắng trong trận đấu trước Brazil, trong khi Argentina có 61% cơ hội thắng trước Hà Lan.
Sau khi dự đoán chính xác kết quả 8/8 trận đấu trong vòng 16 đội, Google đã chỉ sai trong trận Đức gặp Pháp. Ba trận tứ kết còn lại công ty tiếp tục dự đoán đúng.
Mô hình của Google sử dụng dữ liệu từ Opta, nơi thu thập thông tin từ nhiều giải đấu quốc gia trong đó không ít cầu thủ World Cup góp mặt, để xem xét hành vi của cầu thủ và dự đoán phong độ của họ.
Mô hình này còn kết hợp "xếp hạng sức mạnh" do kỹ sư Jordan Tigani xây dựng, bên cạnh nhiều thông số khác như sự ủng hộ một đội bóng nhận được, dựa trên số lượng fan đã đi cùng họ tới Brazil.
Về kết quả dự đoán sai trong trận Đức - Pháp, Google giải thích: "Trong 4 trận đầu của World Cup, Pháp đã có nhiều cú sút, nhiều pha dứt điểm hơn Đức và các cú sút của họ đều diễn ra từ "vị trí nguy hiểm" (gần cầu môn).
Pháp thực tế đã vượt trội hơn Đức về số cú sút (13 so với 8) và số lần dứt điểm (9 so với 6). Với một chút may mắn ở bên mình, có thể họ đã dẫn trước".
Giám đốc tiếp thị sản phẩm của công ty là Benjamin Bechtolsheim nói rằng mô hình của Cortana lệ thuộc vào tiếng nói từ thị trường cá cược, trong khi chương trình của Google một "mô hình quy nạp, được phát triển trên dữ liệu thu từ các trận đấu".

Kinh hoàng thằn lằn nhai nhện, chim, sâu

(Kiến Thức) - Nếu bạn thắc mắc không biết thằn lằn ăn gì, thì đây chính là một phần đáp án cho bạn.

Chú thằn lằn xanh sung sướng vì có bữa trưa là một con sâu béo núc.
Chú thằn lằn xanh sung sướng vì có bữa trưa là một con sâu béo núc. 

Trong khi con thằn lằn này lại “vớ” được một con nhện nhỏ và bắt đầu nhai từ phần đầu của con vật lông lá.
Trong khi con thằn lằn này lại “vớ” được một con nhện nhỏ và bắt đầu nhai từ phần đầu của con vật lông lá. 

Một con nhện khác kết thúc mạng sống bằng việc trở thành bữa tối cho thằn lằn.
Một con nhện khác kết thúc mạng sống bằng việc trở thành bữa tối cho thằn lằn. 

Thằn lằn Gordan và một mồi nhện trong miệng.
Thằn lằn Gordan và một mồi nhện trong miệng. 

Rắn nuốt thằn lằn, cóc, cá,... đã không còn là những hình ảnh quá xa lạ nhưng rắn bại trận dưới tay thằn lằn thế này thì quả là hiếm.
Rắn nuốt thằn lằn, cóc, cá,... đã không còn là những hình ảnh quá xa lạ nhưng rắn bại trận dưới tay thằn lằn thế này thì quả là hiếm. 

Không ai hiểu tại sao chú thằn lằn này lại có thể bắt được một con chim, chỉ biết rằng giờ đây, chú có thể tha hồ hưởng thụ một bữa tiệc thịnh soạn.
Không ai hiểu tại sao chú thằn lằn này lại có thể bắt được một con chim, chỉ biết rằng giờ đây, chú có thể tha hồ hưởng thụ một bữa tiệc thịnh soạn. 

Thực chất, món ăn thường ngày của thằn lằn là những loài côn trùng nhỏ hơn như châu chấu, ruồi, muỗi,...
Thực chất, món ăn thường ngày của thằn lằn là những loài côn trùng nhỏ hơn như châu chấu, ruồi, muỗi,... 

Đôi khi là một con bướm đêm bay lạc. Dù hiếm gặp nhưng nếu may mắn, chúng vẫn có thể đổi khẩu vị với nhện hoặc chim.
Đôi khi là một con bướm đêm bay lạc. Dù hiếm gặp nhưng nếu may mắn, chúng vẫn có thể đổi khẩu vị với nhện hoặc chim.

Mẹo đơn giản giúp “xài” đồ nhà bếp siêu tiết kiệm

(Kiến Thức) - Chỉ với vài chú ý nhỏ, bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho công việc nội trợ hàng ngày mà không tốn nhiều công sức.

1. Đối phó với đồ dùng nhiều dầu mỡ Để bếp và quanh tường được sạch sẽ, bạn nên thường xuyên lau chùi bằng cách dùng báo, giấy ăn cũ, vò mềm rồi lau lớp dầu mỡ bám ở bề mặt bếp, sau đó dùng khăn ẩm lau lại lần nữa là xong.
1. Đối phó với đồ dùng nhiều dầu mỡ
Để bếp và quanh tường được sạch sẽ, bạn nên thường xuyên lau chùi bằng cách dùng báo, giấy ăn cũ, vò mềm rồi lau lớp dầu mỡ bám ở bề mặt bếp, sau đó dùng khăn ẩm lau lại lần nữa là xong.  
Cách này có thể áp dụng để loại bỏ chất bẩn, lượng dầu bám ở chảo, bát đĩa ăn hàng ngày, sau đó rửa bằng nước rửa bát theo cách thông thường, lượng không nhỏ dầu rửa bát cũng như thời gian dọn dẹp nhà bếp sẽ được tiết kiệm.

Cách này có thể áp dụng để loại bỏ chất bẩn, lượng dầu bám ở chảo, bát đĩa ăn hàng ngày, sau đó rửa bằng nước rửa bát theo cách thông thường, lượng không nhỏ dầu rửa bát cũng như thời gian dọn dẹp nhà bếp sẽ được tiết kiệm.