Mía Đường Sơn La "hạ nhiệt" sau chuỗi tăng nóng, lãi chạm đáy 3 năm

Sau 2 niên độ tăng trưởng mạnh nhờ chu kỳ giá đường, Mía Đường Sơn La ghi nhận lãi 374 tỷ đồng niên độ 2024–2025, giảm 29% và là mức thấp nhất trong ba năm qua.

CTCP Mía Đường Sơn La (HNX: SLS) kết thúc niên độ tài chính 2024–2025 (01/07/2024-30/06/2025) với lợi nhuận sau thuế đạt 374 tỷ đồng, giảm 29% so với niên độ trước. Kết quả này đánh dấu sự sụt giảm sau chuỗi hai năm tăng trưởng cao, chủ yếu do biên lãi gộp co lại và chi phí hoạt động tăng mạnh.

Quý 4: Lợi nhuận giảm sâu do giá bán sụt mạnh

Trong quý 4/2024–2025 (tương ứng quý 2/2025 theo niên lịch), SLS ghi nhận doanh thu thuần đạt 371 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chỉ giảm nhẹ khiến biên lãi gộp giảm mạnh, từ 42,4% còn 27,8%. Lợi nhuận sau thuế theo đó giảm còn 96,5 tỷ đồng, thấp hơn 59% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính đạt gần 16 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi, tuy nhiên không đủ bù đắp mức suy giảm từ mảng kinh doanh cốt lõi. Cùng với đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên gần 12 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ ở mức hơn 50 triệu đồng.

SLS cho biết thị trường đường trong nước trong quý tiếp tục đối mặt với áp lực dư cung kéo dài, sức tiêu thụ yếu, và tình trạng buôn lậu gia tăng khiến giá bán giảm mạnh – là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận suy giảm.

Lợi nhuận cả năm giảm so với đỉnh, nhưng vẫn vượt kế hoạch

Lũy kế cả niên độ 2024–2025, doanh thu thuần của SLS đạt gần 1.161 tỷ đồng, giảm 18%, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 374 tỷ đồng, giảm 29%. Dù giảm mạnh so với các năm trước, kết quả này vẫn vượt 6% kế hoạch doanh thu và gấp 2,5 lần kế hoạch lợi nhuận đề ra từ đầu năm.

Kế hoạch năm của SLS được xây dựng khá thận trọng với mục tiêu 1.100 tỷ đồng doanh thu và 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế – lần lượt giảm 22% và 72% so với thực hiện năm trước.

Hai niên độ liền trước, SLS liên tục đạt lợi nhuận trên 520 tỷ đồng nhờ hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá đường trên thị trường quốc tế. Dù đã hạ nhiệt, mức lợi nhuận hiện tại vẫn cao hơn đáng kể so với các giai đoạn trung bình trong quá khứ.

EPS cả niên độ đạt 38.215 đồng/cổ phiếu, thấp hơn so với mức đỉnh hơn 53.000 đồng nhưng vẫn ở nhóm cao trong toàn thị trường.

sls-hunb.jpg
Ảnh minh họa

Tồn kho và phải thu tăng mạnh, tiền mặt sụt giảm

Tính đến cuối tháng 6/2025, tổng tài sản của SLS đạt hơn 2.083 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu niên độ. Hàng tồn kho tăng 19% lên 511,5 tỷ đồng; khoản phải thu ngắn hạn tăng 52%, vượt 1.032 tỷ đồng. Ngược lại, lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, chỉ còn hơn 3 tỷ đồng.

Nợ phải trả cũng tăng mạnh lên gần 356 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với đầu niên độ. Nguyên nhân chủ yếu do vay ngắn hạn tăng từ dưới 70 tỷ lên gần 275 tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank chi nhánh Sơn La là chủ nợ lớn nhất với dư nợ gần 226 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV Sơn La với hơn 49 tỷ đồng.

Cổ tức cao, thị giá vẫn thuộc nhóm dẫn đầu

SLS là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết duy trì tỷ lệ cổ tức cao. Trong ba niên độ gần nhất, công ty đều chia cổ tức trên 100%, riêng niên độ 2023–2024 đạt mức cao kỷ lục 200% – mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Cổ phiếu SLS hiện giao dịch quanh mức 192.000 đồng/cổ phiếu (tại kết phiên ngày 25/7), thuộc nhóm có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán. So với đỉnh đầu tháng 6/2025, giá hiện tại thấp hơn khoảng 9%, nhưng đã phục hồi khoảng 4% so với vùng đáy hồi tháng 4. So với vùng tích lũy cuối 2023, thị giá SLS hiện vẫn cao hơn đáng kể.

DNSE lãi quý 2 cao kỷ lục, dư nợ margin lập đỉnh mới

DNSE báo lãi quý 2 tăng 115% lên 73 tỷ đồng, margin vượt 4.800 tỷ, hoàn thành gần nửa chỉ tiêu năm chỉ sau 6 tháng.

CTCP Chứng khoán DNSE (HoSE: DSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2025 với doanh thu hoạt động đạt 290,2 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng chủ yếu đến từ các mảng môi giới, cho vay và đầu tư tài chính.

Cụ thể, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 125 tỷ đồng, tăng 42,7%. Doanh thu môi giới chứng khoán đạt 74 tỷ đồng, tăng 83,6%. Mảng đầu tư tài chính cũng cải thiện khi lãi từ tài sản tài chính FVTPL đạt gần 30 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ.

Sonadezi Long Thành thu đậm từ nhà xưởng, lợi nhuận quý 2 đứng yên

Lãi gộp quý 2 tăng 31% nhờ cho thuê nhà xưởng, nhưng chi phí và doanh thu tài chính sụt giảm khiến lãi ròng Sonadezi Long Thành gần như đi ngang.

CTCP Sonadezi Long Thành (HoSE: SZL) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2025 với doanh thu thuần đạt hơn 137 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng chính đến từ mảng cho thuê nhà xưởng, mang về hơn 57 tỷ đồng – tăng 21% và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu.

Sau khi trừ giá vốn, SZL ghi nhận lãi gộp hơn 51 tỷ đồng, tăng 31%. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 31% lên 37%. Tuy nhiên, hoạt động tài chính kém khả quan khi doanh thu tài chính giảm 33% còn gần 9 tỷ đồng, trong khi tổng chi phí tăng 19% lên 14 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt gần 35 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước.