Mẹo hay giúp bạn cắt giảm chi phí cải tạo nhà

Việc sửa chữa nhà như thế nào để tiết kiệm chi phí nhất có thể lại là “bài toán khó”. Hãy tham khảo ngay mẹo hay này nếu bạn đang muốn tân trang lại tổ ấm của mình.

Lên kế hoạch cải tạo chi tiết kèm chi phí dự kiến

Hãy lên kế hoạch tu sửa chi tiết cho ngôi nhà của bạn gồm cả chi phí dự trù. Khi xác định được khoảng ngân sách sửa nhà, gia chủ sẽ thuận tiện hơn khi trao đổi với nhà thầu. Để hạn chế mức chi phí phát sinh bị đội lên quá lớn, bạn nên lên kế hoạch cụ thể về những hạng mục cần ưu tiên đầu tư sửa chữa hay xây mới.

Các gia chủ nên lập một bảng chi phí xây dựng bao gồm các mục: chi phí nhân công chiếm từ 20-35% tổng ngân sách; chi phí nguyên vật liệu xây dựng, hoàn thiện nhà; chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; chi phí sinh hoạt trong thời gian cải tạo nhà như thuê chi phí gửi đồ đạc, thuê trọ tạm. Ngoài ra, chi phí xây nhà 1 tầng, nhà cấp 4 sẽ khác xây nhà cao tầng. Do đó, các gia chủ cần nắm rõ các thông tin này để xác định được khoảng chi phí đầu tư xây sửa nhà.

Lựa chọn được phương án cải tạo thích hợp

Trước khi tiến hành cải tạo nhà cũ, bạn cần lựa chọn cho mình phương án phù hợp. Tính toán chi phí dự trù, lên kế hoạch và sửa chữa vật liệu xây dựng phù hợp. Để có phương án cải tạo hợp lý, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu kỹ ngôi nhà hiện tại của mình, đánh giá hiện trạng ngôi nhà, những chỗ nào cần thiết để sửa chữa hay sửa lại toàn bộ ngôi nhà?

Meo hay giup ban cat giam chi phi cai tao nha

Tận dụng lại các món đồ nội thất cũ

Đừng nghĩ rằng sau khi sửa nhà, bạn sẽ thay mới hoàn toàn nội thất để thay đổi hoàn toàn không gian. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng bạn phải loại bỏ nó ngay lập tức để tiết kiệm tiền. Dựa trên kinh nghiệm cải tạo nhà để tiết kiệm chi phí được nhiều người chia sẻ rằng bạn cần tận dụng đồ cũ để tiết kiệm chi phí tối đa.

Nếu đồ đạc bạn đang sử dụng không quá cũ, hãy vệ sinh lại và sơn lại bằng màu sơn mới để phù hợp với không gian bạn vừa sửa chữa.

Tìm một đơn vị thi công uy tín, giá tốt đảm bảo chất lượng công trình

Kinh nghiệm trùng tu tiết kiệm chi phí mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là hãy lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên nghiệp với mức kinh phí phù hợp với tài chính. Thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa, cải tạo nhà, tuy nhiên bên cạnh những đơn vị uy tín thì vẫn có những đơn vị kém chất lượng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Tự thực hiện một số hạng mục đơn giản

Bạn cũng có thể tự làm một số hạng mục trong khả năng của mình để tiết kiệm chi phí cho việc cải tạo nhà như trang trí sân vườn, tự đóng kệ tủ trong nhà, hoặc sơn, dán tường. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm thì tốt nhất nên nhờ sự hỗ trợ của thợ chuyên nghiệp và các đơn vị thiết kế uy tín để việc cải tạo công trình hiệu quả hơn.

Lời khuyên hữu ích dành cho những căn bếp nhỏ

Không gian nhỏ hẹp của căn bếp khiến việc nấu nướng mỗi ngày trở thành cơn ác mộng? Tham khảo những mẹo dưới đây để tối ưu không gian cho căn bếp nhà bạn nhé.

1. Sử dụng những gam màu tươi sáng

Thay đổi màu sắc là phương pháp “tân trang” vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí lại có hiệu quả ngay lập tức. Với những căn bếp có diện tích khiêm tốn, lựa chọn gam màu sáng làm chủ đạo sẽ giúp không gian được “cơi nới” ra rất nhiều. Bạn sẽ có cảm giác căn phòng thoáng đãng, tươi sáng hơn.

Màu trắng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều hộ gia đình. Trong trường hợp bạn e ngại những vết ố bẩn dễ dàng xuất hiện trên lớp sơn trắng, thì màu vàng, hoặc xanh lá cây cũng là những lựa chọn không tồi.

2. Bố trí thêm gương

Gương nổi tiếng là vật dụng hữu ích giúp căn phòng thêm phần rộng rãi. Thay vì chỉ sử dụng gương trong phòng ngủ hoặc phòng khách, bạn hoàn toàn có thể bố trí một tấm gương cho căn bếp của mình.

Ảnh minh họa

Một tấm gương đặt tại spashback (phía sau của bồn rửa hoặc bếp) sẽ giúp không gian như được nhân đôi.

3. Những bề mặt phản chiếu

Ngoài gương, thì những bề mặt phản chiếu khác cũng sẽ tạo cảm giác nhà bếp trông lớn hơn. Đó có thể là sàn nhà sạch bóng, lớp son bóng, các thiết bị thép không gỉ, lớp ốp gạch bóng kiếng,…

Tuy nhiên, việc duy trì sự sáng bóng đòi hỏi bạn phải vệ sinh thường xuyên. Đừng quên dọn dẹp, lau chùi nhà bếp định kì để giữ được những lớp phản chiếu này nhé.

4. Hãy tối giản

Một lời khuyên nữa dành cho gian bếp khiêm tốn là đừng quá cầu kì, chỉ giữ lấy những thiết bị, vật dụng thực sự cần thiết trong căn bếp. Tránh những chi tiết trang trí công phu, quá lố tạo nên sự rườm rà.

Hãy đảm bảo rằng bề mặt bếp luôn thông thoáng và mọi vật dụng trong bếp đều có chỗ để. Tích hợp các vật dụng để tối ưu hết mức. Như một chiếc nồi với đa dạng công khác nhau chẳng hạn.

5. Sử dụng đèn chiếu sáng tủ

Ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp căn bếp trông rộng rãi, thoáng đãng hơn. Càng nhiều ánh sáng, không gian sẽ càng như được mở ra. Dù ánh sáng tự nhiên vẫn được ưu tiên nhất, tuy vậy nếu căn bếp không có điều kiện để được bố trí ở nơi đón được ánh sáng trời, thì đèn bên dưới tủ bếp vẫn là lựa chọn thay thế không tồi.

6. Thông phòng

Nếu có thể, hãy cân nhắc đến việc dỡ bỏ một phần bức tường (có thể là nửa trên) để khu bếp nhà bạn được thông với một không gian lớn hơn. Bạn có thể tận dụng nửa bức tường còn lại như một kệ lưu trữ. Hoặc sáng tạo hơn là một quầy bar ăn sáng với một bề mặt làm việc và một vài ghế đẩu.

7. Lựa chọn thiết kế tủ bếp chữ i

Đây là một kiểu bếp phổ biến thường được sử dụng trong những căn bếp nhỏ. Lợi thế của nó là vừa đảm bảo đủ tính năng nhưng vẫn giữ được thẩm mĩ.

Trên đây là những lời khuyên hữu ích giúp những căn bếp nhỏ trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn. Hãy chia sẻ những ý tưởng khác của bạn dưới phần bình luận nhé!.  

9 lỗi trang trí khiến căn nhà cũ kỹ và nhàm chán

(Kiến Thức) - Không có cây xanh, sơn tường màu tối, thiếu ánh sáng...là những lỗi trang trí phổ biến vô tình khiến ngôi nhà trở nên cũ kỹ và nhàm chán.

9 loi trang tri khien can nha cu ky va nham chan
 Phòng khách là không gian gặp gỡ, sum họp của gia đình và bạn bè. Vì thế, không gian khu vực này vắng vẻ, ảm đạm sẽ khiến ngôi nhà trở nên cũ kỹ. Hãy tăng cường ánh sáng cho không gian phòng khách bằng cách sơn đồ nội thất và tường màu trắng.