Mẹ đi bước nữa

Trước ngày mẹ theo chồng, các con không cho mẹ động tay. Con gái giả vờ nghiêm giọng: “Mẹ cứ ngồi đó chờ làm một cô dâu hạnh phúc”.

Ba qua đời khi các con còn nhỏ. Mới 28 tuổi, mẹ trở thành góa bụa. Các con đau ốm liên miên, khiến công việc của mẹ luôn trễ nải. Cũng vì vậy mà mẹ bị đuổi việc.
Tang chồng chưa mãn, giờ thêm cú sốc này khiến mẹ ngã quỵ. Hai con sốt hầm hập mà nhà không còn tiền, gạo trong thùng cũng gần cạn. Mẹ quẫn trí, chỉ muốn mua một liều thuốc để cả ba mẹ con cùng uống. Nhưng mẹ không thể nhẫn tâm làm vậy.
Đúng lúc ấy, mẹ được bác Tùng, bạn của ba trợ giúp nhiều. Bác còn cho mượn mặt bằng để mẹ bán cà phê. Quán khá đông khách, mẹ lại bán thêm bánh mì, bánh bao. Bác Tùng ngày nào cũng đến uống cà phê, còn phụ mẹ dọn ly tách. Bàn ghế long chân, hôm sau bác đã mang đinh, búa đến đóng lại. Vòi nước hư, bác mua keo, ống nối đến sửa giúp. Lần đó quán bị người ta phá, may nhờ có bác Tùng đứng ra khuyên can. Ngày con trai thi đại học, bác Tùng tình nguyện chở đi. Con trai lấy vợ, bác Tùng là người chủ trì hôn lễ. Tình cảm của bác Tùng, không phải mẹ không biết, nhưng mẹ như con thuyền sau cơn sóng dữ. Mẹ rất sợ phải đi tiếp đến vùng biển lạ, sợ chênh chao, sợ giông gió đang chực chờ phía trước…
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Các con khuyến khích mẹ đi bước nữa. Con trai nói mẹ hy sinh cho tụi con nhiều rồi, mẹ hãy tìm niềm vui cho mình. Con gái thì đùa: “Người tốt như bác Tùng rất hiếm, mẹ không chịu ưng, để bác lấy người khác rồi mẹ lại tiếc…”. Các con còn chủ động gặp các con của bác Tùng để vận động. Nhờ các con hai bên ra sức vun vào, tâm lý của mẹ mới được đả thông, không còn lấn cấn trăm thứ lo âu. Cũng chính các con là người chọn ngày, đặt tiệc, để mẹ và bác Tùng chính thức ra mắt họ hàng.
Trước ngày mẹ theo chồng, các con không cho mẹ động tay vào công việc. Con gái giả vờ nghiêm giọng: “Mẹ cứ ngồi đó chờ làm một cô dâu hạnh phúc”. Con trai bắc thang chùi bóng đèn, quét mạng nhện. Con dâu lo dọn bếp núc, làm rau câu, ủi sẵn áo dài cho mẹ. Con gái còn mua về nhiều hoa, trang hoàng khắp nhà, ríu rít gọi cho bác Tùng, hỏi: “Bác có đặt hoa cầm tay cho mẹ con không? Bác nhớ mua hoa lan, mẹ con thích nhất hoa lan”.
Nhìn các con tươi cười hớn hở, mắt mẹ rưng rưng. Cám ơn các con yêu quý của mẹ. Hạnh phúc của mẹ dù muộn, nhưng tràn đầy.

Khốn khổ vì vợ ham chơi hụi

Thấy em đang đi trên dây mà dưới chân là vực thẳm, anh tiếp tục khuyên can, mong em dừng lại trước khi có hậu quả, em cũng không nghe...

Em bỏ đi đã hơn một tuần, anh phải lãnh toàn bộ hậu quả em để lại. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, mấy người chơi trong hơn chục dây hụi của em đã kéo đến trước cửa nhà mình.

Người lạ thì quát mắng, chửi bới, hăm dọa. Người quen thì than thở, trách móc, khóc lóc. Anh còn bị công an mời lên tra hỏi đủ điều. Em trốn thì thoát thân, nhưng cái đầu có nhẹ nhàng? Còn anh ở nhà, ôm đống nợ của em, chẳng biết phải giải quyết thế nào. Chỉ tại em không nghe lời anh, cứ lao đầu vào chơi hụi. Chơi dao có ngày đứt tay, giờ chắc em đã biết sai, biết hối hận, nhưng tất cả đã quá muộn…

Con không muốn về nhà ăn Tết

(Kiến Thức) - Hai con tôi đều đã lập gia đình, con gái lấy chồng gần nhà, còn con trai thì ở xa, cách chúng tôi hơn trăm cây số.

Từ khi lấy vợ, chưa năm nào hai vợ chồng cháu ăn Tết ở nhà riêng, mà đều về quê đón xuân cùng chúng tôi. Tuy nhiên năm nay, con trai tôi nói sẽ ở lại thành phố ăn Tết, nói là cũng cần có mối quan hệ, giao lưu bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp... 
Hai con tôi đều đã lập gia đình, con gái lấy chồng gần nhà, còn con trai thì ở xa, cách chúng tôi hơn trăm cây số. Từ khi lấy vợ, chưa năm nào hai vợ chồng cháu ăn Tết ở nhà riêng, mà đều về quê đón xuân cùng chúng tôi. Tuy nhiên năm nay, con trai tôi nói sẽ ở lại thành phố ăn Tết, nói là cũng cần có mối quan hệ, giao lưu bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp... 

Tính vô tâm xấu xí của một kẻ làm chồng...

Một cảm giác thương vợ đến nghẹt thở, xen vào đó là nỗi xấu hổ bởi tính vô tâm xấu xí của một kẻ làm chồng...

Thứ Bảy, tự dưng vợ đi đâu đến quá nửa đêm vẫn chưa về. Điện thoại tắt, trước khi đi vợ cũng không nhắn nhủ gì, khiến mấy cha con lo sốt vó. Vợ tôi không nhiều bạn bè và chưa từng vắng nhà buổi tối lâu như vậy.

Vợ tôi nhu mì, thường nhẫn nhịn, nên hai vợ chồng chưa bao giờ to tiếng với nhau. Phải thừa nhận một điều rằng từ khi có vợ, tôi... hư ra. Tôi luôn tự hào vì có người vợ chu toàn. Riết thành quen, việc lớn nhỏ trong nhà một tay vợ quán xuyến. Mỗi tháng, tôi đưa hết tiền lương, là xong.