MBBank nói gì về nguy cơ không đòi được nợ từ Nhật Cường mobile?

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo MBBank, trong trường hợp xấu nhất không thể thu hồi được khoản cho vay với Nhật Cường mobile thì ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại hơn 43 tỷ đồng.

Thông tin ông chủ Nhật Cường Mobile bị khởi tố những ngày qua thu hút sự chú ý dư luận. Trong quá trình hoạt động, Nhật Cường Mobile từng có quan hệ tín dụng với một số ngân hàng, trong đó "thân thiết" nhất là với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Chính vì thế, nhiều câu hỏi được đặt ra là MBBank sẽ thế nào nếu không đòi được khoản nợ từ phía Nhật Cường mobile.
Mới đây, chia sẻ với báo chí, lãnh đạo MBbank cho biết khoản vay của Nhật Cường tại ngân hàng này là con số không lớn, khoảng hơn 43 tỷ đồng. Với tư cách là tổ chức cung cấp tín dụng, khoản cho vay của MB với Nhật Cường thực hiện trên cơ sở có tài sản đảm bảo theo quy trình thông thường.
Mời độc giả xem video: Nhật Cường Mobile bị khám xét. Nguyên nhân do đâu? Nguồn: VTV1. 

MBBank noi gi ve nguy co khong doi duoc no tu Nhat Cuong mobile?
Nếu không thể thu hồi được khoản cho vay với Nhật Cường Mobile, MB phải chịu thiệt hại hơn 43 tỷ đồng. Ảnh: Vneconomy. 
Lãnh đạo MB cũng khẳng định, nhà băng này hoàn toàn không liên quan đến những vấn đề đang điều tra tại Nhật Cường và không có trách nhiệm gì về những sai phạm (nếu có) tại đây. Trong trường hợp xấu nhất, MB không thể thu hồi được khoản cho vay với Nhật Cường thì khoản thiệt hại Ngân hàng sẽ phải ghi nhận là hơn 43 tỷ đồng, bằng đúng giá trị khoản tín dụng hiện Nhật Cường nợ MB.
Tính đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng cho vay của toàn Ngân hàng MB đạt 214.686 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của MB luôn được kiểm soát ở mức thấp, thậm chí nằm trong nhóm thấp nhất ngành ngân hàng Việt Nam với mức chốt năm 2018 là 1,33%.
Lãnh đạo MB khẳng định, kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rủi ro cao, có những rủi ro không thể kiểm soát hết được, nên theo quy định pháp lý, các ngân hàng đều phải thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản rủi ro có thể xảy ra này.
Tại MB, chi phí dự phòng của Ngân hàng luôn đảm bảo mức tối thiểu. Đại hội đồng cổ đông 2019 của MB đã thông qua phương án kinh doanh năm nay với mức dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 15%, lên 246.036 tỷ đồng, nợ xấu dưới 2%.
Ngày 14/5, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường (Nhật Cường Mobile) và 8 đồng phạm về tội “Buôn lậu” quy định tại Khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 14/5/2019, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với các bị can theo đúng quy định của pháp luật.

Trước khi bị khám xét, Nhật Cường mobile vướng lùm xùm gì?

(Kiến Thức) - Trước khi gây xôn xao dư luận vì bị cảnh sát khám xét vào ngày 9/5 và bất ngờ đóng cửa sau đó, Nhật Cường mobile từng bị khách hàng tố dịch vụ sau bán hàng kém. 

Sáng 9/5, một số cửa hàng của Nhật Cường mobile tại Hà Nội bị cảnh sát khám xét. Cùng thời điểm, nhiều cửa hàng khác của Nhật Cường cũng đóng cửa không lý do.

Sadeco, Tân Thuận-IPC, Nguyễn Kim “phù phép” 9 triệu cổ phiếu thế nào?

(Kiến Thức) - Theo kết luận của Thanh tra TP HCM, việc Sadeco phát hành 9 triệu cổ phiếu và bán cho Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng mỗi cổ phiếu gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng ngân sách Nhà nước. 

Ngày 15/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (viết tắt là Sadeco). Bà Hồ Thị Thanh Phúc bị bắt để điều tra về 2 tội danh "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".