Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trực thăng Syria

(Kiến Thức) - Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay trực thăng Mi-17 của Syria hôm 16/9 tại khu vực biên giới giữa hai nước.

 
Chiến đấu cơ của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến đấu cơ của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Ankara, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc thông báo: “Hôm nay (16/9), một máy bay trực thăng Mi-17 của  Syria đã xâm phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Guvecci của Yayladagi tại tỉnh Hatay, vào sâu 2 km”. Ông Arinc nói thêm rằng sau nhiều lần cảnh báo, các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiếc Mi-17 nói trên bằng tên lửa.

Theo một tuyên bố của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc máy bay trực thăng quân đội Syria đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, khi hai máy bay chiến đấu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đang tuần tra khu vực. Chiếc máy bay xấu số này rơi ở bên trong lãnh thổ Syria, cách đường biên giới 1 km.

Các báo cáo trước đó cho biết phiến quân Syria đã bắn hạ máy bay trực thăng Mi-17 và giết chết hai phi công.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gọi đó là "hoạt động trừng phạt” và nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận bất kỳ hành vi xâm phạm biên giới nào. Ông nói: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và NATO chi tiết về vụ việc này”.

Chính phủ Syria đã không bình luận về vụ bắn hạ máy bay trực thăng nói trên.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần đây tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới Syria, giữa lúc Mỹ và các đồng minh chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự vào Syrai với cáo buộc chế độ Assad đã tiến hành tấn công bằng vũ khí hóa học gần Damascus.

Chia sẻ đường biên giới dài 910 km với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ chứa chấp 200.000 người tị nạn Syria và là một bên nhiệt tình ủng hộ các chiến binh đối lập Syria.

Cuộc chiến sinh tử gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Các ngôi làng dọc theo biên giới với Thổ Nhỹ Kỳ là khu vực diễn ra những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Syria và phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Quân đội Syria đã biến những ngôi làng được giành lại từ phe nổi dậy thành những pháo đài dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân đội Syria đã biến những ngôi làng được giành lại từ phe nổi dậy thành những pháo đài dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. 
Quân đội chính phủ Syria cho biết các phần tử Hồi giáo cực đoan có thể tấn công các ngôi làng dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bất cứ lúc nào.
Quân đội chính phủ Syria cho biết các phần tử Hồi giáo cực đoan có thể tấn công các ngôi làng dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bất cứ lúc nào.

Mổ xẻ thỏa thuận Nga-Mỹ ở Geneva về Syria

(Kiến Thức) - Thỏa thuận khung về phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria do Nga-Mỹ công bố ở Geneva có quá nhiều kẽ hở để chế độ Assad có thể lợi dụng.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Geneva ngày 14/9.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Geneva ngày 14/9. 
Thậm chí, việc thực hiện thỏa thuận này còn phụ thuộc vào sự hợp tác đầy đủ của chế độ Assad, trong khi quân chính phủ được tự do tiến hành chiến tranh với vũ khí thông thường.

Triều Tiên rút ra bài học gì từ khủng hoảng Syria?

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Syria sẽ ảnh hưởng như thế nào đến CHDCND Triều Tiên và Bình Nhưỡng sẽ rút bài học nào từ cuộc khủng hoảng Syria?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nhà bình luận Andrei Lankov - một giáo sư người Nga nhiều năm nay giảng dạy tại Đại học Kongming ở Seoul, bài học đầu tiên mà ban lãnh đạo Triều Tiên rút ra từ kinh nghiệm Syria là sự cần thiết phải duy trì răn đe hạt nhân. Bình Nhưỡng có đủ cơ sở để tin rằng, nếu chính quyền Assad sở hữu số lượng đầy đủ đầu đạn hạt nhân cũng như các phương tiện mang thì không thể nói về sự can thiệp của Mỹ và NATO ở Syria.