Máy bay Singapore đi TP HCM tông ống lồng

Toàn bộ 272 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay từ Singapore đi TP. HCM phải xuống máy bay trước giờ cất cánh sau khi chiếc phi cơ va vào ống lồng.

Vụ việc xảy ra hôm 18/9 khi máy bay mang số hiệu SQ178 của hãng Singapore Airlines (SIA), dự kiến khởi hành lúc 9h45, vừa bắt đầu rời khỏi cửa tại sân bay Changi và được một xe kéo lai dắt, theo Straits Times.
Một đại diện của hãng bay xác nhận vụ việc và cho hay phần thân trước gần mũi của chiếc máy bay Airbus 330-300 đã va vào một trong 2 ống lồng được dùng để đưa hành khách lên máy bay trước đó. Không có người nào bị thương.
May bay Singapore di TP HCM tong ong long
 Máy bay Singapore Airlines va vào ống lồng tại sân bay Changi. Ảnh: ST.
Tất cả 272 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn sau đó phải rời máy bay bằng ống lồng còn lại, theo người phát ngôn SIA. Một máy bay thay thế được sắp xếp và máy bay rời Singapore khoảng hai giờ sau đó.
"Thiệt hại với máy bay đang được đánh giá và việc điều tra sẽ được tiến hành để xác định xem vụ việc xảy ra thế nào", người phát ngôn nói.
Người phát ngôn của công ty điều hành sân bay Changi, Ivan Tan, cho biết ống lồng trong vụ va chạm bị hư hỏng nhẹ.
Đây không phải lần đầu tiên một máy bay bị hư hỏng trên mặt đất tại sân bay Changi.
Tháng 11/2017, một chiếc xe kéo bốc cháy khi đang kéo một máy bay Boeing 777-200 của SIA đến cửa ra. Hành khách không bị thương nhưng lửa gây hư hỏng cho máy bay.
Tháng 3/2017, hai máy bay cỡ lớn - Boeing 787 của hãng Scoot và Airbus 380 của hãng Emirates - va chạm nhẹ khiến hành trình của hơn 600 hành khách bị trễ. Phần cánh của hai máy bay va vào nhau.

Rơi máy bay ở Indonesia, cậu bé 12 tuổi sống sót thần kỳ

Giới chức Indonesia ngày 12/8 cho biết chiếc máy bay xấu số trên gặp nạn tại khu vực rừng núi hẻo lánh ở phía Đông nước này và hành khách duy nhất còn sống là cậu bé 12 tuổi.
 

Giới chức Indonesia ngày 12/8 cho biết một chiếc máy bay chở theo 7 hành khách và 2 thành viên phi hành đoàn đã gặp nạn tại khu vực rừng núi hẻo lánh ở phía Đông nước này, khiến 8 người thiệt mạng. Hành khách duy nhất còn sống là cậu bé 12 tuổi.
Chiếc máy bay Indonesia gặp nạn mang nhãn hiệu Pilatus do Thụy Sĩ sản xuất đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào ngày 11/8 khi đang thực hiện hành trình khoảng 40 phút tại tỉnh Papua.

Vì sao người cướp máy bay Mỹ có thể diễn màn nhào lộn cực khó?

Các nhà điều tra đang tìm hiểu tại sao một kỹ thuật viên hàng không lại có thể một mình cướp máy bay gây chấn động nước Mỹ và thực hiện những động tác khó tin.

Theo Daily Mail, Richard Russell, 29 tuổi, kỹ thuật viên hãng hàng không Horizon Air được xác định là thủ phạm cướp máy bay chở khách 76 chỗ ngồi.