Máy bay P3C Orion của Mỹ tuần tra Biển Đông

Một tài liệu mật của chính phủ Philippines xác nhận máy bay trinh sát hải quân Mỹ đã tuần tra theo dõi các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Máy bay P3C Orion của Mỹ đã tuần tra Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa .
Máy bay P3C Orion của Mỹ đã tuần tra Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa .
Văn bản này cho biết máy bay P3C Orion của Mỹ đã tuần tra Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa, trong thời gian qua, theo hãng Kyodo News hôm 28/7.
Vào năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiết lộ Manila đang vận động Mỹ triển khai máy bay P3C Orion tại vùng biển tranh chấp bởi Philippines thiếu năng lực giám sát những khu vực mà nước này có yêu sách chủ quyền.
“Chúng ta chỉ có thể cố gắng hết sức. Quân đội nhận thức được giới hạn về thiết bị, khí tài hải quân và không quân, cơ sở và ngân sách hỗ trợ những nỗ lực của chúng ta" tại biển Đông, văn bản viết.
Các chuyến bay do thám tập trung vào khu vực Bãi Cỏ Mây tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một điểm nóng ở Biển Đông trong thời gian qua.
Kể từ tháng 2, quân đội Philippines cho biết Trung Quốc đã phái các tàu hộ tống và tàu hải giám đến khu vực xung quanh bãi Cỏ Mây để duy trì sự hiện diện, gây ra báo động với Manila.
Quân đội Philippines đang theo dõi sát sao mọi động thái của tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây bởi nó nằm gần với Đá Vành Khăn, khu vực bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995.
Vào năm ngoái, Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough ở phía bắc quần đảo Trường Sa. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa có thay đổi lớn nào tại Scarborough. “Họ chỉ duy trì sự hiện diện”, văn bản viết.
Máy bay P3C Orion vốn tham gia vào các hoạt động trinh sát hàng hải chung giữa Mỹ và Philippines trong thời gian gần đây.
Trong năm nay, máy bay này đã tham gia cuộc tập trận Hợp tác Huấn luyện và Sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT). Đây là cuộc tập trận song phương thường niên giữa Mỹ và chín đối tác ở Đông Nam Á và Nam Á.
Vào năm ngoái, máy bay P3C Orion cũng tham gia vào một cuộc tập trận kiểm tra hoạt động của hệ thống quan sát bờ biển, một dự án của Philippines do Mỹ và Australia tài trợ nhằm phát triển một loạt các hệ thống radar giúp đối phó những nguy cơ hàng hải tiềm ẩn ở phía nam Philippines.
Theo Kyodo News, mỗi khi đến Philippines, các chiếc P3C Orion đồn trú tại một nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Clark, từng một thời là căn cứ không quân cố định của Mỹ tại thành phố Angeles, tỉnh Pampanga, phía bắc thủ đô Manila.

Tín hiệu khả quan trong tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật

(Kiến Thức) - Theo các nguồn tin ngoại giao, Nga đề nghị cùng Nhật Bản phát triển 4 hòn đảo tranh chấp ở phía Bắc Hokkaido nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài.

Hồi tháng 4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý thúc đẩy các cuộc đàm phán...
Hồi tháng 4/2013, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý thúc đẩy các cuộc đàm phán...
Phía Nhật Bản chưa chấp nhận đề nghị được đưa ra hồi tháng Sáu này vì nó đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền của Nga đối với “vunfh lãnh thổ phương Bắc” và làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. Tokyo đã yêu cầu Moscow xem xét lại đề xuất này, các nguồn tin ngoại giao cho biết.

Biển Đông: Tàu cá TQ đi trước, tàu chiến theo sau

Tàu Trung Quốc khuấy động Biển Đông.
 Tàu Trung Quốc khuấy động Biển Đông.

Các nước nhỏ yếu trong khu vực đang đứng trước bài toán nan giải:  tái chiếm đảo thì không đủ lực, đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất bởi Bắc Kinh không quan tâm tới dư luận. Ngoài ra, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “tiên chiến, hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “đã rồi”.