Máy bay ném bom chiến lược Mỹ có kiềm chế được Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đặt câu hỏi: Liệu máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của Mỹ có kiềm chế được Trung Quốc?

Thông tin về việc các máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của Mỹ lần đầu tiên trong 10 năm qua đến khu vực trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã được phản ánh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông phương Tây.
May bay nem bom chien luoc B-1 co kiem che duoc Trung Quoc?
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer của Mỹ. Ảnh Flickr/US Air Force 
Điều đặc biệt lưu ý là trong một thời gian nhất định, cả ba loại máy bay ném bom chiến lược tối tân của Mỹ ( B-1 Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit) đều hiện diện tại Căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam.
Về động thái này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin viết:
"Phía Mỹ cho rằng sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược trên đảo Guam có tác dụng kiềm chế Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Về mặt lý thuyết, các máy bay ném bom chiến lược nói trên có khả năng không kích Trung Quốc từ căn cứ quân sự không nằm trong tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc”.
“Tuy nhiên, hiện thời căn cứ Guam chỉ có thể được coi là ‘an toàn tương đối’. Hòn đảo này nằm trong tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 mới nhất và tên lửa hành trình của Trung Quốc đã được thiết kế để có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên hòn đảo này. Nhưng, khả năng của hệ thống này đối phó hiệu quả tên lửa tầm trung hiện đại của Trung Quốc chưa được chứng minh”.
Trên thực tế, máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer không có lợi thế đáng kể so với ‘pháo đài bay’ B-52 cũ. Máy bay loại này bất lực trước hệ thống phòng không hiện đại và điều đó đã rõ từ… 40 năm trước, trước khi máy bay bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất B-1 Lancer vốn là một biện pháp tạm thời trước khi bắt đầu sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Nhưng, vì sự phức tạp về kỹ thuật và chi phí cao, các chiến đấu cơ tàng hình vẫn không thể thay thế các máy bay cũ. Bây giờ, các loại máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-52 chỉ có thể được sử dụng như phương tiện mang tên lửa hành trình hoặc các loại vũ khí chính xác tới các khu vực không có hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, Mỹ đã tháo dỡ các thiết bị được sử dụng cho vũ khí hạt nhân khỏi máy bay ném bom B-1. Như vậy có nghĩa là, ‘máy bay ném bom chiến lược cho các cuộc xung đột cục bộ’ này không phải là một yếu tố quyết định trong cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn với Trung Quốc”.
“Tất nhiên, việc Mỹ ngày càng thường xuyên luân chuyển các máy bay ném bom chiến lược ở Thái Bình Dương là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Nhưng, rất có thể đằng sau hành động này là việc Mỹ không có khả năng tập trung dài hạn các lực lượng cần thiết trong khu vực Châu Á-Thai Bình Dương”.

Le Point: Trung Quốc “chống lại phần còn lại của thế giới”

(Kiến Thức) - Tuần báo Pháp Le Point nhận định Trung Quốc “giờ đây chỉ còn tuân theo các quy tắc của riêng mình” và “sẵn sàng chống lại phần còn lại của thế giới".

Bài xã luận của Le Point tuần thứ hai tháng 8/2016 liệt kê một loạt dấu hiệu cho thấy Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình đang ngày càng trở nên thù địch với thể chế pháp quyền. Gần đây nhất, Trung Quốc đã “phản ứng một cách hung hăng” chống lại phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài ở La Haye, với đe dọa đơn phương thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) và tuyên bố tập trận với Nga vào tháng tới trên Biển Đông.
Le Point: Trung Quoc “chong lai phan con lai cua the gioi”
 Trung Quốc phô trương sức mạnh tại lễ diễu binh năm 2015 ở Bắc Kinh mừng chiến thắng Chiến tranh Thế giới thứ II . Ảnh SCMP

Đài Nga: Trung Quốc có thể đảo lộn nguyên trạng Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc có thể đảo lộn nguyên trạng trên Biển Đông bằng cách bồi đắp trái phép bãi cạn Scarborough, vốn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Theo Sputnik, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục gia tăng, Trung Quốc có thể sớm tìm cách làm đảo lộn nguyên trạng trên Biển Đông bằng cách bồi đắp trái phép bãi cạn Scarborough vốn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines – một động thái bị Mỹ coi là vượt qua “vạch đỏ” ở vùng biển đang có tranh chấp này.
Đài Sputnik trích dẫn một bài báo đăng trên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) của Hong Kong cho hay Bắc Kinh sẽ không tìm cách bồi đắp bãi cạn Scarborough trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng tới. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể bắt đầu bối đắp và xây dựng trái phép trên bãi cạn này vào thời điểm nào đó trong khoảng thời gian từ tháng 9/2016 cho tới khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới.

Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Trung Quốc-Singapore

(Kiến Thức) - Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Trung Quốc-Singapore, khi Singapore ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye và hỗ trợ vai trò của Mỹ ở Châu Á.

Theo giới quan sát, mặc dù Singapore không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng những động thái gần đây của đảo quốc nhỏ bé này khiến cho ban lãnh đạo ở Bắc Kinh điên tiết.
Bien Dong bong den len quan he Trung Quoc-Singapore
 Tổng thống Mỹ Barack Obama đón tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng. Ảnh Straits Times