Máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay Nhật ở Hoa Đông

(Kiến Thức) - Hai máy bay chiến đấu Trung Quốc vừa bay áp sát 2 máy bay trinh sát của Nhật ở biển Hoa Đông.

Nhật Bản vừa cáo buộc Trung Quốc có những hành động nguy hiểm ở vùng biển Hoa Đông sau khi một máy bay chiến đấu Trung Quốc bay cách máy bay quân sự Nhật khoảng 30m.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, 1 chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc đã bay sát máy bay tuần tra OP-3C của Nhật tại vùng biển nằm trong khu vực chồng lấn các vùng phòng không xác định. Một chiếc Su-27 khác của Trung Quốc cũng bay gần máy bay trinh thám điện tử YS-11EB của Nhật trong vùng không phận kể trên.
Một chiếc máy bay của Trung Quốc chỉ bay cách máy bay của Nhật 50m, một chiếc khác chỉ cách khoảng 30m, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.
Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra về máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc mang theo tên lửa.
Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra về máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc mang theo tên lửa. 
Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông khi Nga và Trung Quốc tập trận chung ở vùng biển này. Cả Nga và Trung Quốc đều có tranh chấp lãnh thổ với Nhật.
“Những hành động bay áp sát kể trên là những hành động rất nguy hiểm vì chúng có thể dẫn tới tai nạn”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trả lời báo chí ngày 25/5.
“Phi hành đoàn Nhật Bản cho biết, máy bay Trung Quốc có trang bị tên lửa. Tôi cho rằng máy bay Trung Quốc đã hoạt động vượt quá quy định”, ông Itsunori Onodera cho hay và cho biết Tokyo đã gửi công điện phản đối Bắc Kinh qua các kênh ngoại giao.
Theo tờ nhật báo Asahi Shimbun, 2 chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã không bay vào không phận Nhật Bản.
2 chiếc má bay Nhật bị máy bay Trung Quốc áp sát trong quá trình theo dõi cuộc tập trận chung của Nga – Trung Quốc tại biển Hoa Đông, gần vùng biển Nhật, tờ Kyodo News dẫn nguồn tin giấu tên trong chính phủ Nhật đưa tin.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Dân Syria bàng hoàng trước sự tan hoang của quê nhà

(Kiến Thức) - Người dân thành phố Homs, Syria có lẽ thực sự sốc nặng trước sự đổ nát, hoang tàn của thành phố nơi họ từng gắn bó nhiều năm.

Sau thời gian giao tranh khốc liệt nhiều tháng qua, hôm 7/5, hàng trăm tay súng đã sơ tán khỏi thành phố Homs vốn do quân nổi dậy kiểm soát theo đúng như các điều khoản ghi trong thoả thuận ngừng bắn với chính phủ.
 Sau thời gian giao tranh khốc liệt nhiều tháng qua, hôm 7/5, hàng trăm tay súng đã sơ tán khỏi thành phố Homs vốn do quân nổi dậy kiểm soát theo đúng như các điều khoản ghi trong thoả thuận ngừng bắn với chính phủ.

Tập trận Nga - Trung vi phạm vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, khu vực tập trận của Nga và Trung Quốc đã vi phạm vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc.

Theo các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, khu vực tập trận của Nga và Trung Quốc đã vi phạm vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc. Tuy nhiên, Hàn Quốc không nhận được bất kỳ lời báo trước nào.
Vùng cấm bay đã được Trung Quốc tuyên bố trước đó cho cuộc tập trận hàng hải với Nhật. Các quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết, vùng cấm bay của Trung Quốc đã xâm phạm 230km vào phía bắc và 172km vào phía nam vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc.