Mafia Nga "chúa tể" trong thế giới ngầm toàn cầu

Mafia Nga hiện nay được cho là có hơn 300.000 thành viên, vươn “vòi bạch tuộc” tới hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Nhiều quốc gia tồn tại những thế lực ngầm kiểm soát các hoạt động bất chính như mại dâm, bảo kê, buôn ma túy. Tại Nga, mafia được cho là có rất đông thành viên và được mệnh danh là “chúa tể” của mọi mafia thế giới. Loạt bài này điểm lại những hoạt động tội phạm và sự kiện ghê gớm liên quan đến mafia xứ ở bạch dương.
Hình ảnh thường thấy của một bố già mafia Nga cùng đàn em.
 Hình ảnh thường thấy của một bố già mafia Nga cùng đàn em.
Những kẻ máu lạnh nhất thế giới
Stewart Boyd cùng 3 người bạn khác của mình đang dạo chơi bằng xe hơi quanh thành phố Madrid (Tây Ban Nha) thì bất ngờ đụng xe với một phương tiện khác cùng chiều. 4 người trên xe chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì bất ngờ chiếc xe hơi nổ tung. 4 người từ Glasgow (Anh) chết thảm theo kịch bản không thể tin nổi. Boyd là mafia từ Anh và vụ việc xảy ra năm 2003 làm cả Tây Ban Nha choáng váng.
Theo Guardian, đây là sự trả thù của một băng nhóm xã hội đen Nga làm ăn với những tên tội phạm từ Anh. Nguyên nhân của vụ tấn công dã man này là do băng nhóm của Anh từ chối trả tiền vận chuyển ma túy. Chiếc xe Audi chở 4 người gồm người đàn ông tên Boyd và con gái cùng bạn bè của cô bốc cháy dữ dội sau khi bị tấn công. 2 người Tây Ban Nha khác đứng gần đó cũng thiệt mạng.
Sau khi điều tra, cảnh sát địa phương cho biết Boyd nợ băng nhóm mafia số tiền hơn 2,5 triệu USD (khoảng 55 tỉ đồng). Số tiền này được dùng để vận chuyển lượng lớn cocaine tới Scotland. Boyd là một kẻ có máu mặt tại Scotland và nhiều lần giết người vì dám cản đường làm ăn. Dù vậy, sự tàn ác của Boyd cũng không thể giúp tên này sống sót vì dám “lật lọng” với mafia Nga.
Năm 2001, một trùm mafia khác là Rodden từ Anh cũng bị bắn chết khi đang du ngoạn tại Amsterdam, Hà Lan cùng bạn bè. Tên này có làm ăn với mafia Nga và xích mích xảy ra khiến Rodden phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Một nhóm mafia Nga hiếm hoi xuất hiện vào ban ngày.
 Một nhóm mafia Nga hiếm hoi xuất hiện vào ban ngày.
Tờ Daily Mail của Anh viết: “Mafia Nga là những kẻ làm ăn “rất cứng” – họ biết rõ mình đang làm gì. Họ không bao giờ cho phép bản thân bị mất mặt bởi những kẻ dám trở mặt không trả tiền. Trả thù là biện pháp duy nhất nếu họ cảm thấy bản thân đang bị lừa”.
Tờ báo Anh cho biết mafia Nga sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giết người, trong đó đặt bom xe là một cách thức “yêu thích”. “Chúng sẽ chọn thời gian, địa điểm phù hợp và gắn bom và xe của nạn nhân. Nếu có người dân vô tội gần đó, chúng cũng không quan tâm vì mafia Nga chỉ cần tiền”. Sự máu lạnh của mafia Nga khiến nhiều người cảm thấy khiếp đảm với tổ chức xã hội đen này. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì thế giới biết về mạng lưới ngầm của mafia Nga.
“Chúa tể” giới xã hội đen
Ông trùm mafia khét tiếng bậc nhất nước Nga Aslan Usoyan.
 Ông trùm mafia khét tiếng bậc nhất nước Nga Aslan Usoyan.
Sau khi Liên Xô tan rã, mafia của Nga vẫn liên tục hoành hành và nhanh chóng vươn lên thành một thế lực trên toàn cầu. Chúng vượt qua những “tên tuổi có số má” như mafia Sicily của Italia, yakuza của Nhật bản hay Hội Tam hoàng của Trung Quốc để trở thành băng đảng khét tiếng nhất thế giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, lượng lớn vũ khí của quân đội bị mất kiểm soát và lọt vào tay các tổ chức xã hội đen. Ngay sau đó, mafia Nga nắm lấy cơ hội này để kiếm tiền nhờ buôn vũ khí. Chúng dùng tiền kiếm được một cách bất chính để hối lộ các quan chức trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, chúng mua các doanh nghiệp cổ phần hóa và thâm nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế các nước này.
Sự máu lạnh, tàn ác, đầu óc làm ăn nhanh nhạy biến mafia Nga thành nỗi khiếp sợ của nhiều quốc gia. Tờ Daily Star tính toán rằng 70% lượng ma túy bất hợp pháp ở Anh là do mafia Nga kiểm soát. Kênh BBC của Anh cách đây ít tuần cũng đăng phim tài liệu mang tên “McMafia” để ám chỉ thế giới của tội phạm Nga hoành hành tại London.
Hiện nay, mafia Nga đã vươn “vòi bạch tuộc” tới châu Âu, châu Á, châu Mỹ và cả châu Phi. Thời điểm hiện tại, con số ước tính mafia Nga lên tới 300.000 thành viên, bao gồm từ cả “cùng đinh” của xã hội tới thương gia giàu có.
Số liệu của tờ báo Anh cung cấp năm 2010, mafia Nga kiểm soát ít nhất 21% nền kinh tế Nga, nắm trong tay hàng loạt ngành công nghiệp bất hợp pháp ở Macau, Trung Quốc và Đức. Thậm chí, chúng buôn bán ma túy ở Tajikistan hay Uzbekistan và kiếm bộn nhờ rửa tiền tại châu Âu.
Hình xăm chằng chịt trên cơ thể là chỉ dấu của một mafia Nga.
 Hình xăm chằng chịt trên cơ thể là chỉ dấu của một mafia Nga.
Mafia Nga nổi tiếng nhất về các hoạt động kinh tế, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn vũ khí quy mô lớn trên thế giới. Thậm chí, chúng buôn bán nguyên liệu sản xuất vũ khí hạt nhân tới mọi nơi có nhu cầu.
Địa điểm giúp mafia Nga kiếm tiền nhiều nhất chính là các nước châu Phi luôn chìm trong nội chiến và loạn lạc. Một trong những kẻ buôn vũ khí khét tiếng nhất là Viktor Bout. Tên này từng bị kết án 25 năm tù ở Mỹ vì tiếp tay cho các phần tử khủng bố giết hại người Mỹ. Tên này được đặt biệt danh “lái buôn thần chết” vì gián tiếp gây ra cái chết của hàng triệu người châu Phi.
Các loại khí tài quân sự cũng được mafia Nga cung cấp khi khách hàng có nhu cầu. Đó có thể là súng bộ binh, vũ khí cá nhân cho tới cả xe tăng, tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Với “chân rết” ở hơn 50 quốc gia, mafia Nga dễ dàng nắm vị trí bá chủ toàn cầu lĩnh vực chục tỉ đô-la này.
Một điểm khác biệt của mafia Nga trên thế giới là chúng rất công khai. Các ông trùm nổi tiếng sẵn sàng lên báo chia sẻ và kể về đời tư. Trùm mafia khét tiếng Aslan Usoyan từng lên báo “thanh minh” về các hoạt động bất hợp pháp ở thành phố Sochi.
Những người đến dự đám tang của trùm mafia Vyacheslav Ivankov.
Những người đến dự đám tang của trùm mafia Vyacheslav Ivankov. 
Tổ chức xã hội đen Solntsevskaya Bratva của Nga được xem là sở hữu khối tài sản bất minh lớn nhất thế giới hiện nay. Chúng có trong tay hơn 8,5 tỉ USD và hệ thống quyền lực được phân cấp thành 10 nhóm khác nhau. Các nhánh nhỏ này hoạt động độc lập và sẽ họp thường niên để bàn về các địa bàn cai quản. Giáo sư Frederico Varese, chuyên ngành tội phạm học đại học Oxford nói: “Hội đồng 12 thủ lĩnh mafia sẽ họp mặt mỗi năm và đây chẳng khác gì ngày hội với chúng”.

Nga diệt sạch nhóm phiến quân tấn công căn cứ tại Syria

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đặc nhiệm Nga đã tiêu diệt nhóm phiến quân từng tấn công căn cứ không quân Khmeimim của nước này ở Syria hồi cuối năm 2017.

RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/1 cho biết, đặc nhiệm Nga đã phát hiện và tiêu diệt một nhóm phiến quân từng tấn công căn cứ không quân Khmeimim của Moscow ở Syria hôm 31/12/2017.
“Trong giai đoạn cuối của chiến dịch, đơn vị đặc nhiệm Nga đã định vị căn cứ của nhóm phiến quân này gần biên giới phía tây tỉnh Idlib. Khi những kẻ khủng bố chuẩn bị lên một chiếc xe buýt tại căn cứ trên, chúng đã bị diệt sạch bằng vũ khí Krasnopol có độ chính xác cao", trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.

Hình ảnh biểu tình dữ dội bùng phát ở Hy Lạp

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người đã đổ ra đường phố thủ đô Athens để biểu tình phản đối các cải cách mới của Quốc hội Hy Lạp.

Theo Reuters, ngày 12/1, hàng nghìn đã đổ ra đường phố ở trung tâm thủ đô Athens để biểu tình phản đối các cải cách mới của Quốc hội Hy Lạp, trong đó có quy định về hạn chế quyền đình công. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo Reuters, ngày 12/1, hàng nghìn đã đổ ra đường phố ở trung tâm thủ đô Athens để biểu tình phản đối các cải cách mới của Quốc hội Hy Lạp, trong đó có quy định về hạn chế quyền đình công. (Nguồn ảnh: Reuters)

Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Athens đã ngừng hoạt động hôm 12/1 do các cuộc đình công phản đối cải cách mới của chính phủ Hy Lạp, gây ra tình trạng ách tắc giao thông tại thành phố 3,8 triệu dân này.
 Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Athens đã ngừng hoạt động hôm 12/1 do các cuộc đình công phản đối cải cách mới của chính phủ Hy Lạp, gây ra tình trạng ách tắc giao thông tại thành phố 3,8 triệu dân này.

Dự luật dự kiến được Quốc hội Hy Lạp thông qua ngày 15/1 sẽ cắt giảm trợ cấp gia đình hay làm cho việc tổ chức đình công khó hơn,…
 Dự luật dự kiến được Quốc hội Hy Lạp thông qua ngày 15/1 sẽ cắt giảm trợ cấp gia đình hay làm cho việc tổ chức đình công khó hơn,…

Được biết, nhiều cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện cũng bị đình trệ do các bác sĩ nghỉ làm.
Được biết, nhiều cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện cũng bị đình trệ do các bác sĩ nghỉ làm. 

Chính phủ Hy Lạp cho biết họ cần thực hiện các cải cách này để nhận các khoản giải ngân tiếp theo của gói cứu trợ.
 Chính phủ Hy Lạp cho biết họ cần thực hiện các cải cách này để nhận các khoản giải ngân tiếp theo của gói cứu trợ.

Đụng độ đã xảy ra bên ngoài tòa nhà Quốc hội khi một số người biểu tình cố tiếp cận tòa nhà.
 Đụng độ đã xảy ra bên ngoài tòa nhà Quốc hội khi một số người biểu tình cố tiếp cận tòa nhà.

Cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình.
 Cảnh sát Hy Lạp đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình.

Trước đó, hàng trăm thành viên của PAME đã tập trung bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính vào tối 11/1 để phản đối dự luật liên quan đến cải cách.
Trước đó, hàng trăm thành viên của PAME đã tập trung bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính vào tối 11/1 để phản đối dự luật liên quan đến cải cách.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động Hy Lạp bên ngoài tòa nhà Quốc hội.
 Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động Hy Lạp bên ngoài tòa nhà Quốc hội.

Dự luật mới đã gây bất bình cho nhiều người dân Hy Lạp, những người đã và đang phải chịu tình trạng thu nhập và điều kiện sống giảm sút.
Dự luật mới đã gây bất bình cho nhiều người dân Hy Lạp, những người đã và đang phải chịu tình trạng thu nhập và điều kiện sống giảm sút.

Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp ngăn cản người biểu tình tiếp cận tòa nhà Quốc hội.
Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp ngăn cản người biểu tình tiếp cận tòa nhà Quốc hội. 

Người biểu tình Hy Lạp đối đầu với lực lượng an ninh nước này.
 Người biểu tình Hy Lạp đối đầu với lực lượng an ninh nước này. 
Mời độc giả xem video biểu tình phản đối cải cách ở Hy Lạp (Nguồn: Reuters)