Giả mạo cơ quan chức năng: “Anh/chị đang bị điềutra...”
Đây là chiêu trò cực kỳ phổ biến và cũng cực kỳnguy hiểm. Kẻ gian thường giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án hay thậm chílà nhân viên ngân hàng, rồi gọi điện hù dọa rằng bạn đang “liên quan đến vụ ánrửa tiền” hay “có giấy triệu tập khẩn”...
Nghe thì nghiêm trọng, nhưng mục đíchchính là khiến bạn hoang mang và tự động cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyểntiền theo yêu cầu để “hỗ trợ điều tra”.
![]() |
Kiểu cuộc gọi lừa đảo phổ biết nhất là tự xưng là người của cơ quan chức năng . Ảnh: TH. |
Nếu bạn nhận được cuộc gọi nhỡ có đầu số + hoặc00, nhưng không phải mã vùng Việt Nam (+84) – ví dụ như Modova (+373), Tunisia(+216), Burkina Faso (+226)... thì tốt nhất đừng gọi lại.
![]() |
Có nhiều đầu số lạ, hễ gọi lại là mất cước phí cực cao. Ảnh: TH |
Các cuộc gọi này thường xuất hiện vào buổi tốihoặc đêm khuya, đánh vào sự tò mò của người nhận. Nhưng khi bạn gọi lại, cướcphí sẽ được tính cực kỳ cao vì đó là số quốc tế lừa đảo, và bạn có thể mất vàitrăm ngàn, thậm chí hàng triệu chỉ sau vài phút nghe máy.
VNPT đã từng phát cảnh báo rõ ràng: "Nếukhông quen biết, không liên lạc trước, đừng bao giờ gọi lại số lạ quốc tế, dùchỉ một lần."
Yêu cầu cung cấp OTP, số thẻ, mã PIN... cảnhgiác tuyệt đối
Đây là kiểu lừa thường thấy nhất thời gian gầnđây. Bạn sẽ nhận được cuộc gọi từ một người lạ tự xưng là đại diện ngân hàng,công ty tài chính, dịch vụ điện tử... và thông báo bạn vừa trúng thưởng hoặc cầnxác minh giao dịch lạ. Nghe có vẻ quan trọng và hấp dẫn, nhưng sau đó họ sẽ yêucầu bạn đọc mã OTP, mật khẩu, số tài khoản để “xác nhận thông tin”.
Chỉ cần bạn làm theo, tài khoản ngân hàng sẽbị rút sạch trong vòng vài phút.
![]() |
Không ai có quyền yêu cầu bạn cung cấp mã OTP hoặc các thông tin giao dịch. Ảnh: TH. |
Nguyên tắc cần ghi nhớ đó là không ai được quyền hỏi bạn thông tinbảo mật ngân hàng qua điện thoại, kể cả là ngân hàng thật. Nếu có bất kỳ nghingờ nào, hãy chủ động liên hệ tổng đài chính thức của ngân hàng để xác minh.
Theo thống kê của Liên minh Chống Lừa đảo Toàncầu, trong năm 2024, các vụ lừa đảo qua điện thoại đã khiến người dân thiệt hạihơn 1.000 USD mỗi vụ. Hầu hết các nạn nhân đều bị đánh lừa qua các cuộc gọi,tin nhắn sử dụng chiêu thức “kỹ thuật xã hội” – tức là đánh vào cảm xúc, tâm lýđể điều khiển hành vi.
Google đã phải triển khai hàng loạt giải phápmới để bảo vệ người dùng. Một trong số đó là tính năng Scam Detection – sử dụngtrí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích tin nhắn SMS, MMS, RCS và cảnh báo ngay nếuphát hiện nội dung đáng ngờ. Điểm cộng lớn là AI xử lý trực tiếp trên thiết bị,không lưu trữ dữ liệu người dùng nên đảm bảo an toàn thông tin.
Tính năng này hiện đang được Google kích hoạtmặc định với các tin nhắn từ số lạ tại Mỹ, Anh và Canada, và dự kiến sẽ sớm cómặt tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Nếu bạn nghi ngờ một số điện thoại là lừa đảo,có rất nhiều cách để kiểm tra:
Gọi tổng đài nhà mạng:
Viettel: 18008098
Vinaphone: 18001091
Mobifone: 18001090
Phản ánh về số lừa đảo qua đầu số 156:
Gửi tin nhắn miễn phí phản ánh tin nhắn rác: S [số điện thoại] [nộidung] gửi 156
Gửi tin nhắn miễn phí phản ánh cuộc gọi rác: V [số điện thoại] [nộidung] gửi 156
Gửi tin nhắn miễn phí phản ánh cuộc gọi lừa đảo: LD [số điện thoại][nội dung] gửi 156
Hoặc gọi trực tiếp 156 để được hỗ trợ.
![]() |
Tổng đài tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Ảnh: TH |
Sử dụng ứng dụng tra cứu số lạ như Truecaller,Specialized... Các app này có thể giúp bạn kiểm tra nhanh thông tin từ hàng triệusố điện thoại đã được người dùng khác đánh dấu là spam hay lừa đảo.
Trong thời buổi “lừa đảo công nghệ cao” nhannhản như hiện nay, chỉ một cú click hay một câu trả lời nhẹ dạ cũng có thể khiếnbạn mất sạch tiền trong tài khoản. Vì vậy, hãy tỉnh táo, đừng cả tin và luôn kiểmtra kỹ mọi thông tin trước khi phản hồi bất kỳ cuộc gọi lạ nào.
Người dùng cần nhớ rõlà không cungcấp OTP, không gọi lại số lạ, không chuyển tiền nếu chưa xác minh. Mạng xã hộivà internet có thể là con dao hai lưỡi, và sự an toàn của bạn phụ thuộc rất nhiềuvào sự cảnh giác và hiểu biết mỗi ngày.
Mời độc giả xem thêm video "Người phụ nữ suýt mất 700 triệu đồng cho đối tượng xưng công an lừa đảo". Video do Báo Tri thức & Cuộc sống thực hiện.