Chuyên gia Nga bàn về tàu sân bay Nhật vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật Bản đã quyết định phái tàu chiến lớn nhất - tàu sân bay trực thăng Izumo - hành quân ba tháng trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Tàu sân bay trực thăng Izumo sẽ ghé thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines, rồi vào tháng 7 sẽ tham gia cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Ấn ở Ấn Độ Dương. Theo kế hoạch, sau khi Izumo đến Vịnh Subic, Tổng thống Philippines Duterte sẽ được mời lên tàu sân bay trực thăng Izumo.
Ly do tau san bay truc thang Nhat Ban vao Bien Dong
Tàu sân bay trực thăng Izumo của quân đội Nhật Bản. Ảnh: Manila Livewire 
Izumo là con tàu lớn thuộc lớp khu trục hạm chở trực thăng, hiện tại chỉ có ở Nhật Bản. Với các nước khác trên thế giới, một con tàu như vậy được coi là tàu chở máy bay trực thăng hoặc tàu sân bay hạng nhẹ. Lượng choán nước Izumo là 27 000 tấn. Theo chỉ số này, Izumo nó lớn tàu sân bay hạng nhẹ của các nước châu Âu và gần tương đương với một số loại tàu tấn công đổ bộ của Mỹ.
Về mặt lý thuyết, tàu sân bay trực thăng Izumo có thể được trang bị máy bay cất cánh thẳng đứng F-35B và khi đó nó sẽ trở thành một tàu sân bay hạng nhẹ chính hiệu. Nhưng vào thời điểm này không ai biết gì về kế hoạch Nhật Bản mua những máy bay kiểu đó.
Có lẽ, để bố trí máy bay cất cánh thẳng đứng F-35B sẽ buộc Izumo tiến hành một vài động tác nâng cấp, chẳng hạn như trang bị cho nó những bàn đạp để máy bay cất cánh và gia cố phần boong tàu.
Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ mang theo máy bay trực thăng, khu trục hạm Izumo cũng có sức mạnh đáng gờm. Thông thường, khu trục hạm Izumo chở theo 9 trực thăng, nhưng khi cần có thể tăng số lượng máy bay lên thẳng trên tàu. Máy bay trực thăng có thể đảm bảo kết nối các con tàu, mà trong thành phần có trang bị khả năng bổ sung chống tàu ngầm. Cũng có thể sử dụng trực thăng để trinh sát và kết nối với tàu mang tên lửa chống tàu ngầm. Trực thăng cũng có thể được sử dụng để trinh sát và chỉ định mục tiêu cho tàu có trang bị tên lửa chống hạm. Có thể giả định rằng cùng hành tiến với Izumo còn cả một trong những tàu khu trục mới của Nhật Bản có tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không mạnh.
Trong bài bình luận dành cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng có thể đây là động thái mở rộng phạm vi hoạt động của Hạm đội Nhật Bản kể từ thời Chiến tranh Thế giới II.
Dễ dự đoán đó là động thái phô trương sức mạnh và những khả năng mới của Hạm đội Nhật Bản, ngầm cho thấy tiềm năng triển khai lực lượng của Tokyo ở cả những khu vực xa xôi trên thế giới. Đồng thời cuộc diễu hành của tàu sân bay trực thăng Izumo cùng với tàu hộ tống qua Biển Đông sẽ kích thích phản ứng tiêu cực từ Bắc Kinh và bị dư luận Trung Quốc tiếp nhận một cách thù địch.
Nhiều chuyên gia Nga khác cũng cho rằng quyết định này là thách thức tiềm năng ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản muốn xem xét lại các điều khoản hòa bình trong Hiến pháp nhằm phục hồi quyền lực của “đất nước mặt trời mọc”. Có thể giả định rằng, chuyến đi của chiến hạm Izumo là một bước theo hướng này.
Nhiệm vụ bảo vệ tuyến giao thông liên lạc là rất quan trọng đối với Nhật Bản như với một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu hầu hết các mặt hàng nguyên liệu thiết yếu, trong đó gồm cả nhiên liệu và thực phẩm. Ngoài ra, lo ngại trước sự phát triển nhanh chóng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc cũng là động lực thúc đẩy việc đóng các tàu chiến kiểu Izumo. Sự hiện diện của một tổ hợp chiến đấu lớn sẽ nâng cao uy tín của hạm đội Nhật Bản, góp phần mở rộng tiếp xúc với đội tàu của các nước châu Á khác và nâng cao giá trị của Nhật Bản như là một đồng minh quân sự hữu hiệu trong con mắt người Mỹ.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Những hình ảnh Nga sau khi Liên Xô sụp đổ (2)

(Kiến Thức) - Nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ đã từ những khó khăn vấp ngã ban đầu vươn mình trở thành một đất nước khiến phương Tây không dám coi thường.

Nhung hinh anh Nga sau khi Lien Xo sup do (2)
 Một đàn ông giữ chặt dây đeo cổ con lạc đà trong lúc chờ khách ở trung tâm Moscow, nước Nga. Ảnh BI 

15 công việc kỳ lạ nhưng được trả công hậu hĩnh

(Kiến Thức) - Nghề kiểm tra mùi cơ thể, ngủ ôm hay nếm thức ăn của chó... là những công việc kỳ lạ nhưng được trả công khá hậu hĩnh trên thế giới.

15 cong viec ky la nhung duoc tra cong hau hinh
 Nghề lấy nọc độc rắn được coi là một công việc kỳ lạ song cũng chứa đựng nhiều nguy hiểm. Nọc độc rắn thường được dùng để làm ra chất chống độc dùng trong các bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm với giá bán lên tới 1.000 USD/g. Ảnh BI