Lý do Iran từ chối đàm phán trực tiếp với Mỹ

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết các hành động trong quá khứ của Mỹ đã làm suy yếu lòng tin giữa hai nước.

RT đưa tin, Iran đã loại trừ các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ, đáp lại bức thư gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump với đề xuất đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.
Tổng thống Masoud Pezeshkian nhấn mạnh rằng các hành động của Mỹ đã làm suy yếu lòng tin giữa hai nước và trước tiên cần phải khôi phục lại lòng tin.
"Vấn đề đàm phán trực tiếp giữa hai bên bị bác bỏ nhưng con đường đàm phán gián tiếp vẫn rộng mở", Tổng thống Iran phát biểu tại cuộc họp nội các tối 30/3.
Ly do Iran tu choi dam phan truc tiep voi My
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Ảnh: GI.  
Hồi đầu tháng 3, Tổng thống Mỹ cho biết ông đã gửi một bức thư cho lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, trong đó đề xuất rằng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran nên được nối lại.
Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận quốc tế trước đó về chương trình hạt nhân của Iran trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump vào năm 2018. Sau đó, Washington áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Tehran, khiến nước Cộng hòa Hồi giáo này dần giảm bớt các cam kết theo thỏa thuận năm 2015.
"Iran chưa bao giờ từ chối đàm phán, nhưng sự không tuân thủ của Mỹ đã tạo ra những vấn đề, cần phải được bù đắp và cần phải xây dựng lại lòng tin. Chính hành động của Mỹ mới quyết định tiến trình đàm phán", ông Pezeshkian tuyên bố.
Theo Tổng thống Iran, phản hồi của Tehran đã được chuyển tới Mỹ thông quan Oman.
Hôm 30/3, Tổng thống Trump đe dọa sẽ "ném bom" Iran nếu không đạt được thỏa thuận. Đồng thời, Mỹ cũng có thể áp đặt thuế quan thứ cấp đối với Iran nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại.
Nhiều hãng truyền thông của Mỹ trước đó đưa tin rằng Tổng thống Trump đã đặt ra thời hạn hai tháng để Iran đạt được thỏa thuận mới.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuần trước cũng cảnh báo rằng chính quyền Mỹ đã sẵn sàng hành động quân sự chống lại Iran nếu các nỗ lực ngoại giao để nối lại đối thoại không thành công.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng 1/2025

Nguồn video: VTV

Ảnh cực hiếm hé lộ cuộc sống ở Liên Xô nhiều năm trước

Trang Bored Panda đăng tải loạt ảnh phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống của người dân ở Liên Xô nhiều năm trước.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc
Các em nhỏ "mặc" túi ngủ được đưa đến chỗ ngủ trưa ở Liên Xô vào những năm 1930. (Nguồn ảnh: BP) 

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-2
Bức ảnh chụp tại Yakutsk năm 1967. 

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-3
Trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà trẻ số 155, Dzerzhinsky, Moscow, năm 1958. 

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-4
 Bên trong ga tàu điện ngầm Kievskaya ở Liên Xô năm 1964.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-5
 Người phụ nữ mua bánh mì trong siêu thị năm 1985.
Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-6
 Những gì còn sót lại của một tòa nhà chung cư ở Kirovsky, ngôi làng đánh cá cũ ở Kamchatka đã bị bỏ hoang vào năm 1964.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-7
 Mùa đông ở Yuzhno-Sakhalinsk năm 1968.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-8
Bộ đồ chơi "Kiến trúc sư" dành cho trẻ em thập niên 1980. 

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-9
 Người mẫu thời trang Hà Lan Sonja Bakker và Femke Van De Bosch tại Moscow năm 1965. 
Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-10
 Khách sạn Amanauz bị bỏ hoang tại Dombay năm 1985.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-11
 Bức hình này được chụp tại đám cưới ở Azerbaijan, Liên Xô, năm 1965.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-12
 Một tấm bưu thiếp Liên Xô năm 1955.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-13
 Hộp đựng bút chì dành cho học sinh Liên Xô thập niên 1970.

Anh cuc hiem he lo cuoc song o Lien Xo nhieu nam truoc-Hinh-14
Trong ảnh là một nhà khí tượng học người Nga đã dành 30 năm tại một căn cứ khí tượng học Bắc Cực. 

Quan chức Mỹ: Ukraine khác với Israel

Một quan chức Mỹ cho biết, nước này sẽ không bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa của Nga nhắm vào Ukraine, trái ngược với cách lực lượng Mỹ bảo vệ Israel khỏi cuộc tấn công của Iran cuối tuần trước.

RT đưa tin, Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Israel đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn do Iran tiến hành nhằm Israel cuối tuần qua. Trong cuộc họp báo hôm 15/4, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đã được hỏi rằng liệu hành động tương tự có thể được (Mỹ) thực hiện trong cuộc xung đột Ukraine hay không?
"Tôi biết sẽ có câu hỏi này. Hãy nhìn xem: Những cuộc xung đột khác nhau, không phận khác nhau và bức tranh về mối đe dọa khác nhau. Và (Tổng thống Mỹ Joe Biden) đã nói rõ ngay từ đầu rằng Mỹ sẽ không tham gia vào cuộc xung đột (Ukraine) với vai trò chiến đấu", ông John Kirby cho hay.