Lưu ý khi gửi tiết kiệm để tránh mất tiền oan

Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng là lựa chọn an toàn, song có nhiều vụ tiền tiết kiệm bỗng dưng mất trắng vì khách hàng chủ quan, phạm sai lầm đáng tiếc.

Phải gửi tiền trực tiếp tại quầy
Đây là quy chế về gửi tiết kiệm, được quy định rõ tại các ngân hàng. Nhưng để cạnh tranh và thu hút khách đến gửi số tiền lớn, nhiều ngân hàng cho phép khách hàng VIP không đến quầy, chi nhánh để giao dịch mà được phép ủy quyền cho người khác hoặc ủy quyền cho cán bộ ngân hàng là lãnh đạo cấp chi nhánh, trưởng phòng giao dịch của ngân hàng thay thế họ thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền...
Việc này vô cùng nguy hiểm, bởi trong trường hợp nhân viên ngân hàng không trung thực, giao sổ tiết kiệm giả mạo hoặc sau đó không đưa tiền về kho quỹ, không nhập lên hệ thống hay không đưa đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho khách hàng ký hoặc sau ký xong giấy tờ giao dịch nhân viên ngân hàng tráo hồ sơ dẫn đến khách hàng bị mất tiền oan.
Vì vậy, đến trực tiếp ngân hàng để mở sổ tiết kiệm là cách đảm bảo nhất. Thêm nữa, khi giao dịch tại quầy, khách hàng sẽ được camera ghi hình và đây là bằng chứng rất tốt khi có sự cố xảy ra.
Không ký sẵn chứng từ
Khi làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, khách hàng cũng không được ký vào các tờ giấy trắng. Bởi tất cả mẫu giấy tờ giao dịch về gửi hay rút, chuyển tiền của ngân hàng đều có nội dung rõ ràng và nhân viên ngân hàng phải tuân thủ theo đúng quy trình của ngân hàng để giao dịch với khách.
Với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách hàng, nhân viên ngân hàng có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau.
Luu y khi gui tiet kiem de tranh mat tien oan
Khách gửi tiết kiệm cần cẩn thận để tránh mất tiền oan (Ảnh minh họa: Nam Khánh) 
Không gửi tiền trước, nhận sổ sau
Nhiều khách hàng quen làm việc với một nhân viên ngân hàng nào đó. Họ dễ tính đến mức cho ‘nợ sổ’ hoặc ‘nợ chứng từ’.
Nhưng nếu nhân viên đó nghỉ việc hoặc bỏ trốn và mang theo luôn số tiền của khách hàng, khi ấy không có gì chứng minh đó là tiền của mình, người gửi sẽ rất thiệt thòi.
Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận
Sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng chứng minh số tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Do đó, người gửi phải cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận.
Khi mất sổ tiết kiệm, phải thông báo ngay cho ngân hàng. Trong vòng 24 giờ sau khi thông báo bằng điện thoại, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm. Nếu không, kẻ gian có thể giả mạo chữ ký và các giấy tờ tuỳ thân thì khách hàng sẽ chịu thiệt về số tiền gửi của mình.
Không cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm vì họ có thể giả chữ ký, giấy chứng minh nhân dân và cấu kết với nhân viên ngân hàng để rút tiền từ tài khoản của khách hàng.
Kiểm tra kỹ sổ tiết kiệm
Sau khi nhận sổ tiết kiệm hay hợp đồng tiền gửi, khách hàng cần lưu ý kiểm tra kỹ các thông tin: tên ngân hàng, loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi; họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; số thẻ, con dấu, chữ ký của trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền)…
Bởi khách hàng có thể gặp rủi ro khi nhân viên ngân hàng vô tình nhập nhầm số tiền bạn gửi hoặc cố ý chiếm đoạt tiền nếu khách hàng không phát hiện ra do không kiểm tra sổ tiết kiệm hoặc là sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi đó không có đầy đủ thông tin.
Không thay đổi chữ ký
Khi ký bất kỳ giao dịch nào với ngân hàng cũng nên chú ý từng nét chữ phải giống nhau, không nên ký mỗi giấy tờ một kiểu kẻo khó trong việc rút, nhận tiền; đôi khi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chứng minh sổ tiết kiệm đó là của mình.
Vì vậy, việc duy trì một chữ ký trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng là điều cần thiết nhằm giúp khách hàng thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hay rút, chuyển tiền từ tài khoản của mình.
Lưu ý khi gửi tiết kiệm online
Hiện nay, ngoài mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng, người dân có thể gửi tiết kiệm online. Hình thức này được nhiều người lựa chọn vì thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn. Người dân có thể thực hiện giao dịch gửi tiền, tất toán, tái tục, kiểm tra thông tin tiền gửi, lãi suất tiền gửi nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi giao dịch trực tuyến, khách hàng cũng cần hết sức cẩn trọng. Nếu thấy đường link lạ, khách hàng đừng nhấp vào. Bởi việc làm này có thể dẫn đến truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn và rút hết số tiền hiện có.
Tuyệt đối không để lộ thông tin, tài khoản, mật khẩu đăng nhập vào sổ tiết kiệm online, tránh kẻ gian lợi dụng.
Không nhờ người khác giao dịch hộ trên tài khoản tiết kiệm online; luôn thoát tài khoản sau mỗi lần sử dụng. Nên đổi mật khẩu thường xuyên, cài đặt bảo mật nhiều lớp. Chú ý kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên nhằm phòng trường hợp nếu bị mất tiền thì khách hàng có thể nhanh chóng báo ngay với ngân hàng hay cơ quan chức năng để có biện pháp khẩn cấp phối hợp giải quyết.
Liên quan đến vụ khách hàng tố bị mất tiền tiết kiệm đang gây xôn xao dư luận, ngày 17/3, Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phát thông cáo báo chí liên quan đến khách hàng Hồ Thị Thuỳ Dương (46 tuổi, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) có khoản tiền 46,9 tỷ đồng gửi tại Phòng giao dịch ngân hàng Sacombank TP Cam Ranh bị mất.
Trong đơn tố cáo trước đó, bà Dương cho biết, tháng 5/2022, bà phát hiện tài khoản của mình bị mất. Kết quả sao kê cho thấy, tài khoản của bà Dương có tổng cộng 12 giao dịch (9 giao dịch rút tiền mặt, 3 giao dịch chuyển khoản) diễn ra từ 4/5/2022 đến 14/6/2022, với số tiền 46,9 tỷ đồng.
Theo bà Dương, các giao dịch đều diễn ra trong thời gian 18-21h (ngoài giờ hành chính) và bà không thực hiện các giao dịch trên, cũng không ủy quyền cho ai thực hiện các giao dịch.
Phía Ngân hàng Sacombank cho rằng, bà Dương cung cấp thông tin một chiều, chưa đầy đủ và phản ánh không đúng bản chất sự việc. Ngân hàng kiểm tra hồ sơ, phát hiện có bằng chứng vay mượn, hợp tác làm ăn ngoài xã hội giữa bà Dương và một số cá nhân nguyên là cán bộ nhân viên Phòng giao dịch Cam Ranh trong nhiều năm.
Đến nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã có phiếu chuyển đơn của bà Dương đến Công an tỉnh Khánh Hòa để điều tra. Cục Cảnh sát hình sự cũng có văn bản về việc chuyển đơn của bà Dương đến giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết.

Gửi tiết kiệm online kỳ hạn một tháng, ngân hàng nào có lãi cao nhất?

Có khoản tiền nhàn rỗi chỉ trong thời gian ngắn, việc lựa chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn là phù hợp hơn cả. Vậy gửi tiết kiệm online kỳ hạn một tháng, ngân hàng nào đang có lãi cao nhất?

Người có tiền nhàn rỗi thường có xu hướng gửi tiết kiệm kỳ hạn trung và dài hạn để tối đa hoá mức lãi suất được hưởng. Tuy nhiên, không ít người có một khoản tiền nhàn rỗi chỉ trong thời gian ngắn, nên việc lựa chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn là phù hợp hơn cả.

Chị Hà Hải Anh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chị có khoản tiền 50 triệu đồng dùng để trả tiền thuê nhà trọ vào đầu tháng tới. Chị chọn gửi tiết kiệm online kỳ hạn 1 tháng như một cách để giữ tiền.

“Tiền để trong thẻ rất khó giữ vì có thể mình chi tiêu quá tay, đến khi có việc cần thì lại không còn. Do đó, tôi chọn cách gửi tiết kiệm online kỳ hạn 1 tháng cho khoản chi tiêu cố định mà chưa phải dùng đến này”, chị Hải Anh nói.

Nghĩ rằng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn thì mức lãi suất ngân hàng nào cũng giống nhau nên chị ít quan tâm đến. Do đó, chị chọn gửi tiền tại Vietcombank với lãi suất 4,7%/năm. Tuy nhiên, khi gửi xong, được bạn bè mách, chị mới biết mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng là đáng kể.

Gui tiet kiem online ky han mot thang, ngan hang nao co lai cao nhat?

Lãi suất tiết kiệm thực tế kỳ hạn 1 tháng tại Vietcombank thấp hơn so với mức niêm yết của ngân hàng.

“Vào xem biểu lãi suất trên website Vietcombank công bố lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng là 4,9%, tuy nhiên thực tế khi mình gửi thì chỉ được 4,7%. Trong khi đó, một người bạn của mình gửi cùng ngày (31/1) tại ngân hàng Agribank cũng với kỳ hạn 1 tháng lại được hưởng lãi suất 5,4%”, chị Hải Anh kể.

Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng được Agribank công bố trên website là 4,9%/năm, bằng với con số công bố của Vietcombank, VietinBank, và BIDV. 

Tại VietinBank, mặc dù lãi suất kỳ hạn 1 tháng được công bố trên website là 4,9%/năm, nhưng thực tế khách hàng gửi tiền kỳ hạn này lại được hưởng mức lãi suất lên đến 6%/năm.

Tại app VietinBank iPay, tính năng gửi tiết kiệm online hiển thị đầy đủ lãi suất các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn từ 1-5 tháng là 6%/năm, tăng 0,6-1,1%; lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-9 tháng là 7,8%/năm, tăng tới 1,8%; trong khi lãi suất các kỳ hạn từ 12-24 tháng tăng thêm 0,8% lên mức 8,2%/năm. Gửi tiền online, khách hàng được thông báo lãi suất được cộng thêm 1%/năm. 

Theo thống kê về mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng được các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, các ngân hàng đang trả lãi suất cao nhất 6%/năm gồm: VPBank, PVCombank, HDBank,...

Ngân hàng LienVietPostBank ở mức tiệm cận, với lãi suất công bố 5,95%/năm. TPBank công bố mức lãi suất là 5,95%/năm, trong khi Sacombank và SeABank cùng có mức lãi suất 5,7%/năm.

Ngân hàng ACB trả lãi thấp hơn, 5,5%/năm, trong khi SHB gây ngạc nhiên khi đang là ngân hàng trả lãi suất thấp nhất cho kỳ hạn 1 tháng là 3,8%/năm.

Gui tiet kiem online ky han mot thang, ngan hang nao co lai cao nhat?-Hinh-2

SHB đang là ngân hàng trả lãi thấp nhất thị trường hiện nay.

Tiếp viên hàng không phục vụ giới siêu giàu có gì khác biệt?

Đi kèm với những đặc quyền xa xỉ như mức lương cao ngất ngưởng, được du lịch khắp nơi... tiếp viên hàng không cho giới siêu giàu còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe khác.

Tiep vien hang khong phuc vu gioi sieu giau co gi khac biet?
 Với khối tài sản kếch xù, giới siêu giàu có đủ khả năng di chuyển bằng máy bay tư nhân. Và để chiếc máy bay tư nhân mang đến trải nghiệm tốt nhất, tiếp viên hàng không được lựa chọn rất kỹ lưỡng. 

Chấn chỉnh ngân hàng "dụ" người gửi tiết kiệm mua trái phiếu

Nhiều người dân khi đi gửi tiết kiệm được nhân viên ngân hàng giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm.

Ngày 15/12, sau khi nhận được Công điện (số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ) về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Vụ Tài chính Ngân hàng thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN.

Theo đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Vụ Tài chính ngân hàng phối hợp Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022. Vụ Tài chính ngân hàng chủ trì, phối hợp với UBCKNN yêu cầu tổ chức tín dụng có phát hành TPDN thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ TPDN.