Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ tự kỷ

19/02/2014 06:10

(Kiến Thức) - Bất cứ điều gì đó xung quanh thay đổi cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn ngủ của trẻ bị tự kỷ, vì thế bố mẹ cần lưu ý đặc biệt những điều sau.

Linh Chi (TH)

Góc nhìn buồn của những em bé tự kỷ

Tắm nước nóng giảm triệu chứng tự kỷ ở trẻ

Ăn theo cách đặc biệt. Rất nhiều chế độ ăn đặc biệt được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trẻ tự kỷ vì chúng loại bỏ các thành phần gluten, carbonhydrates, caseins và các thành phần khác kích thích biểu hiện tự kỷ. Nhiều người đã áp dụng và nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ thông qua nhiều hoạt động. Nhưng, trước khi áp dụng chế độ ăn đặc biệt, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Ăn theo cách đặc biệt. Rất nhiều chế độ ăn đặc biệt được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trẻ tự kỷ vì chúng loại bỏ các thành phần gluten, carbonhydrates, caseins và các thành phần khác kích thích biểu hiện tự kỷ. Nhiều người đã áp dụng và nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ thông qua nhiều hoạt động. Nhưng, trước khi áp dụng chế độ ăn đặc biệt, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Cho trẻ cần ăn nhiều trái cây, nhất là những quả mọng tươi vì chúng chứa nitrilosides cần thiết trong việc giải độc cơ thể. Thịt cá và các loại thịt gia cầm cũng cung cấp dưỡng chất cơ bản cho cơ thể.
Cho trẻ cần ăn nhiều trái cây, nhất là những quả mọng tươi vì chúng chứa nitrilosides cần thiết trong việc giải độc cơ thể. Thịt cá và các loại thịt gia cầm cũng cung cấp dưỡng chất cơ bản cho cơ thể.
Thêm vào càng nhiều hành tây, tỏi trong món ăn của bé càng tốt. Hành tây kích thích bé miễn dịch, tỏi có khả năng chống nấm, ký sinh trùng và virus. Dầu oliu giàu axit oleic giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Thêm vào càng nhiều hành tây, tỏi trong món ăn của bé càng tốt. Hành tây kích thích bé miễn dịch, tỏi có khả năng chống nấm, ký sinh trùng và virus. Dầu oliu giàu axit oleic giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Nên tránh các loại ngũ cốc như bắp, yến mạch, lúa mì, lúa mạch… Tuy vậy, với những trẻ “nghiện” ngũ cốc, bạn vẫn có thể cho bé ăn bột kiều mạch hay kê một hoặc hai lần mỗi tuần. Bên cạnh đó là các loại đậu (trừ đậu phộng) và sản phẩm từ sữa.
Nên tránh các loại ngũ cốc như bắp, yến mạch, lúa mì, lúa mạch… Tuy vậy, với những trẻ “nghiện” ngũ cốc, bạn vẫn có thể cho bé ăn bột kiều mạch hay kê một hoặc hai lần mỗi tuần. Bên cạnh đó là các loại đậu (trừ đậu phộng) và sản phẩm từ sữa.
Về thức uống, nước khoáng vẫn đứng đầu danh sách thực đơn của trẻ, nhất là trẻ tự kỷ, tránh các loại thức uống chứa chất hóa học, phẩm màu, đường…
Về thức uống, nước khoáng vẫn đứng đầu danh sách thực đơn của trẻ, nhất là trẻ tự kỷ, tránh các loại thức uống chứa chất hóa học, phẩm màu, đường…
Không ép trẻ ăn đúng giờ. Về vấn đề ăn uống của trẻ tự kỷ, điều quan trọng là cho trẻ bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng. Cha mẹ phải quyết định điều gì quan trọng nhất, cân đối giữa chuyện dinh dưỡng của bữa ăn với điều đứa trẻ muốn hoặc ghét. Bên cạnh đó, việc cha mẹ muốn đứa trẻ tự kỷ phải ăn đúng giờ, ngồi vào bàn ăn cùng gia đình có thể quá sức của trẻ.
Không ép trẻ ăn đúng giờ. Về vấn đề ăn uống của trẻ tự kỷ, điều quan trọng là cho trẻ bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng. Cha mẹ phải quyết định điều gì quan trọng nhất, cân đối giữa chuyện dinh dưỡng của bữa ăn với điều đứa trẻ muốn hoặc ghét. Bên cạnh đó, việc cha mẹ muốn đứa trẻ tự kỷ phải ăn đúng giờ, ngồi vào bàn ăn cùng gia đình có thể quá sức của trẻ.
Thay đổi món ăn từ từ. Bác sĩ Paul Hutchins tại Úc khuyên: “Nếu phụ huynh muốn tập cho trẻ ăn món mới thì nên trộn thức ăn đó với thức ăn trẻ đang thích rồi tăng lên từ từ. Cha mẹ muốn đưa loại thức ăn mới thì nên để sẵn thức ăn đó trên bàn, cho trẻ đụng vào, ngửi, liếm, cắn một miếng và cho trẻ nuốt. Có thể mất một ngày hoặc một tuần để trẻ quen với sự thay đổi này”.
Thay đổi món ăn từ từ. Bác sĩ Paul Hutchins tại Úc khuyên: “Nếu phụ huynh muốn tập cho trẻ ăn món mới thì nên trộn thức ăn đó với thức ăn trẻ đang thích rồi tăng lên từ từ. Cha mẹ muốn đưa loại thức ăn mới thì nên để sẵn thức ăn đó trên bàn, cho trẻ đụng vào, ngửi, liếm, cắn một miếng và cho trẻ nuốt. Có thể mất một ngày hoặc một tuần để trẻ quen với sự thay đổi này”.
Về giấc ngủ, “phải thật cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc an thần vì những khuyết tật trên não khác nhau nên rất phức tạp. Phần lớn thuốc an thần có tác dụng vào ngày kế tiếp. Nếu cần sử dụng theo toa của bác sĩ thì nên sử dụng thuốc an thần tại nhà, lúc khoảng 18g-20g trẻ ngủ là phù hợp nhất” - bác sĩ Hutchins nhấn mạnh.
Về giấc ngủ, “phải thật cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc an thần vì những khuyết tật trên não khác nhau nên rất phức tạp. Phần lớn thuốc an thần có tác dụng vào ngày kế tiếp. Nếu cần sử dụng theo toa của bác sĩ thì nên sử dụng thuốc an thần tại nhà, lúc khoảng 18g-20g trẻ ngủ là phù hợp nhất” - bác sĩ Hutchins nhấn mạnh.
Tập cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định. Phụ huynh nên tập cho trẻ ngủ vào một giờ cố định, đưa ra dấu hiệu sắp đến giờ ngủ bằng hình ảnh hoặc đồng hồ canh giờ hay một câu chuyện ngắn. Nếu trẻ thích xem một chương trình tivi thì chúng ta thu lại chương trình đó, phát lại vào giờ chúng ta muốn điều chỉnh và cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Tập cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định. Phụ huynh nên tập cho trẻ ngủ vào một giờ cố định, đưa ra dấu hiệu sắp đến giờ ngủ bằng hình ảnh hoặc đồng hồ canh giờ hay một câu chuyện ngắn. Nếu trẻ thích xem một chương trình tivi thì chúng ta thu lại chương trình đó, phát lại vào giờ chúng ta muốn điều chỉnh và cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Không cho trẻ xem tivi đến buồn ngủ rồi mới cho trẻ vào giường ngủ. Cha mẹ cũng không nên vỗ về, ôm ấp trẻ nhiều quá và luôn nhớ rằng càng ít sự vỗ về càng tốt. Nếu muốn thay đổi giờ giấc, cho trẻ ngủ sớm hơn hoặc trễ hơn thì phải thay đổi từ từ từng bước một. Có thể hôm nay cho trẻ đi ngủ sớm 15 phút rồi 1 - 2 hôm sau sớm thêm 15 phút nữa. Cứ làm như thế trong một tuần thì thay đổi sớm hơn 1 giờ.
Không cho trẻ xem tivi đến buồn ngủ rồi mới cho trẻ vào giường ngủ. Cha mẹ cũng không nên vỗ về, ôm ấp trẻ nhiều quá và luôn nhớ rằng càng ít sự vỗ về càng tốt. Nếu muốn thay đổi giờ giấc, cho trẻ ngủ sớm hơn hoặc trễ hơn thì phải thay đổi từ từ từng bước một. Có thể hôm nay cho trẻ đi ngủ sớm 15 phút rồi 1 - 2 hôm sau sớm thêm 15 phút nữa. Cứ làm như thế trong một tuần thì thay đổi sớm hơn 1 giờ.

Top tin bài hot nhất

Phản ứng của ông Zelensky, EU trước khả năng Mỹ công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ Nga

Phản ứng của ông Zelensky, EU trước khả năng Mỹ công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ Nga

23/04/2025 08:52
Ông Trump kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện ở Ukraine, ông Zelensky lên tiếng

Ông Trump kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện ở Ukraine, ông Zelensky lên tiếng

09/05/2025 08:07
Người dùng iPhone “than trời” vì lỗi lạ trên iOS 18.4.1

Người dùng iPhone “than trời” vì lỗi lạ trên iOS 18.4.1

22/04/2025 08:52
Ông Trump đẩy ông Zelensky vào thế khó

Ông Trump đẩy ông Zelensky vào thế khó

29/04/2025 08:52
Báo Mỹ: Ông Trump chặn các kênh ngoại giao hậu trường với Trung Quốc, chỉ muốn đàm phán trực tiếp với ông Tập

Báo Mỹ: Ông Trump chặn các kênh ngoại giao hậu trường với Trung Quốc, chỉ muốn đàm phán trực tiếp với ông Tập

22/04/2025 08:52

Bạn có thể quan tâm

Những lợi thế khiến Hyundai Tucson “lấn át” nhiều đối thủ

Những lợi thế khiến Hyundai Tucson “lấn át” nhiều đối thủ

Mọi điện thoại Galaxy hỗ trợ sẽ có One UI 7 ngay trong tháng này

Mọi điện thoại Galaxy hỗ trợ sẽ có One UI 7 ngay trong tháng này

“Sếp” tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi tù binh 1.000 đổi 1.000

Trưởng phái đoàn Nga nói thẳng quan điểm sau khi đàm phán với Ukraine

11 điều cần làm ở Thái Lan cho du khách đến lần đầu

Apple sẽ phát hành iOS 18.6 trước thềm công bố iOS 19?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status