Lưu ý 4 khoản tiền bị mất khi rút BHXH một lần

Một số người rút BHXH một lần, không hẳn vì khó khăn mà do sợ thiệt thòi như mất sớm khi chưa đến tuổi hưu hoặc chờ được nhận lương hưu thì tiền mất giá…

Trên các diễn đàn của công nhân lao động, rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần luôn là chủ đề nóng, thu hút nhiều người tham gia, tranh luận. Lý do chủ yếu của những người ủng hộ rút BHXH một lần là sợ chưa đến tuổi nghỉ hưu đã... chết thì thiệt thòi hoặc khi được lĩnh lương hưu thì đồng tiền trượt giá... Tâm lý chung của những người này là chỉ muốn cầm tiền trong tay…
Anh Thế Long chia sẻ: "Tôi năm nay 40 tuổi, đóng BHXH được 19 năm 6 tháng. Nếu chờ đủ tuổi hưu thì phải trên 20 năm nữa. Thay vì chờ đủ năm để hưởng lương hưu thì rút lấy tiền ra làm miếng đất ở nông thôn. Sau 20 năm, tôi nghĩ miếng đất sinh lợi hơn nhiều".
Bạn đọc Trần Hoa thì lo lắng: "Giả dụ 50 tuổi, đã đóng BHXH được 25 năm, do hoàn cảnh bắt buộc phải nghỉ việc, chốt sổ nhưng phải chờ đủ 62 tuổi (với nam) mới được nhận lương hưu. Vậy không may vì lý do nào đó 55 tuổi qua đời thì tính làm sao?".
Thực tế, trong giai đoạn 2016-2021, có thêm hơn 4,25 triệu lao động tham gia BHXH nhưng lại có đến 4,06 triệu người rút BHXH một lần, bình quân mỗi năm có gần 700 ngàn người rút BHXH một lần.
Luu y 4 khoan tien bi mat khi rut BHXH mot lan
BHXH là chính sách giúp NLĐ luôn có một khoản tài chính đảm bảo cho cuộc sống sau này khi về già (Ảnh minh họa: CTV). 
Theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NLĐ rút BHXH một lần hầu hết là làm việc tại các khu công nghiệp có thu nhập thấp, tích lũy không nhiều. Do đó, khi mất việc làm, họ nghĩ ngay đến việc rút BHXH một lần để chi tiêu mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài của BHXH.
Thực tế, BHXH là chính sách giúp NLĐ luôn có một khoản tài chính đảm bảo cho cuộc sống sau này khi về già, cho đến lúc "nhắm mắt xuôi tay" với 4 chế độ chính là hưu trí, tử tuất, hỗ trợ mai táng phí và bảo hiểm y tế. Nếu rút BHXH một lần, NLĐ không còn cơ hội nhận 4 khoản tiền "khủng" này.
Thứ nhất, không có lương hưu
Đây là khoản tài chính đảm bảo cho cuộc sống về hưu của NLĐ khi họ đến tuổi nghỉ hưu, sức khỏe không còn tốt để làm việc kiếm tiền. Theo thống kê của Bộ Y tế, tuổi thọ bình quân của người Việt năm 2021 là 73,6 tuổi và đang còn tăng cao, những trường hợp mất sớm chỉ là cá biệt.
Về mức hưởng lương hưu, NLĐ có thể được hưởng mức lương cao nhất là bằng 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập đóng BHXH nếu đóng BHXH đủ 35 năm với lao động nam và 30 năm với lao động nữ.
Về mức trượt giá, hằng năm, Bộ LĐ-TB&XH luôn tính toán điều chỉnh tăng tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH để đảm bảo bù đắp phần trượt giá, phần lương những năm đầu tham gia BHXH thấp của người lao động.
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH sau khi điều chỉnh tăng lên này được dùng làm căn cứ tính hưởng lương hưu, giúp các khoản hưu trí của người lĩnh lương hưu cao hơn.
Ngay cả với những người đang hưởng lương hưu thì mức lương hưu cũng không phải cố định mà hàng năm vẫn được Nhà nước điều chỉnh nâng lên. Thực tế, từ năm 1995 đến năm 2022, Nhà nước đã thực hiện 22 lần điều chỉnh lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống cho người về hưu.
Thứ hai, không có bảo hiểm y tế ưu đãi cao
Chi phí y tế chiếm tỷ lệ lớn trong đời sống người cao tuổi. Khi đó, bảo hiểm y tế (BHYT) là thiết yếu với những người "lắm bệnh, nhiều đau", đặc biệt là BHYT dành cho người đang được hưởng lương hưu.
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người đang hưởng lương hưu sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí từ cơ quan BHXH nên họ không phải lo lắng về chi phí y tế khi về già.
Ngoài ra, người hưởng lương hưu đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến với loại thẻ này sẽ được quỹ BHYT thanh toán đến 95% chi phí khám chữa bệnh, người bệnh chỉ phải đồng chi trả 5%. Trong khi đó, khi tham gia BHYT hộ gia đình thì người bệnh chỉ được quỹ BHYT thanh toán ở mức cao nhất là 80% chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy, nếu rút BHXH một lần, không được lãnh lương hưu thì NLĐ phải chi trả chi phí hàng năm để tham gia BHYT hộ gia đình khi qua tuổi lao động, mà chi phí này đang tăng theo từng năm. Ngoài ra, họ cũng không được hưởng mức ưu đãi đến 95% như thẻ BHYT dành cho người đang hưởng lương hưu.
Thứ ba, người thân không được hưởng trợ cấp tuất
Điều 67 và điều 68 Luật BHXH năm 2014 quy định, nếu người đang hưởng lương hưu hoặc chưa đến tuổi nghỉ hưu mà có đóng BHXH 15 năm trở lên (chưa rút BHXH một lần) chẳng may qua đời thì có tối đa 4 người thân được nhận trợ cấp hàng tháng với mức bằng 0,5 tháng lương cơ sở cho mỗi người. Nếu thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 0,7 tháng lương cơ sở.
Mức trợ cấp hàng tháng này dành cho những người thân, người phụ thuộc vào họ như: con cái (chưa đủ 18 tuổi), vợ/chồng, cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có trách nhiệm nuôi dưỡng…
Nếu thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết muốn lãnh trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu. Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì trợ cấp bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Trợ cấp tuất là một phần đảm bảo an toàn tài chính cho con nhỏ, vợ yếu, cha mẹ già của NLĐ đã tham gia BHXH trên 15 năm chẳng may qua đời. Nếu NLĐ nghỉ việc, ham lợi trước mắt mà rút BHXH một lần, không đảm bảo quá trình tham gia BHXH từ 15 năm trở lên đồng nghĩa mất kênh đảm bảo tài chính này.
Thứ tư, người thân không có trợ cấp mai táng
Điều 66 Luật BHXH năm 2014 quy định, NLĐ đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên, người đang hưởng lương hưu, người đang bảo lưu quá trình tham gia BHXH (nghỉ việc nhưng không rút BHXH một lần) mà qua đời thì thân nhân lo mai táng cho họ sẽ được nhận trợ cấp mai táng.
Khoản tiền trợ cấp mai táng được cơ quan BHXH thanh toán một lần cho thân nhân của NLĐ với mức bằng 10 tháng lương cơ sở. Đây là một khoản tiền không nhỏ khi người tham gia BHXH qua đời vì mức lương cơ sở luôn được điều chỉnh tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện tại, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức trợ cấp mai táng là 14,9 triệu đồng. Từ ngày 1/7 tới đây, khi lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng thì mức trợ cấp mai táng cũng tăng lên thành 18 triệu đồng.
Như vậy, khi NLĐ đã rút BHXH một lần thì khi qua đời, thân nhân của họ sẽ không được nhận trợ cấp mai táng để bù đắp chi phí lo tang ma, hậu sự cho họ.

Hải Phòng: Nghiêm cấm ép học sinh bỏ thi tuyển vào lớp 10 công lập

Sở GD&ĐT Hải Phòng chỉ đạo không để xảy ra tình trạng ép học sinh không thi tuyển sinh lớp 10 và định hướng đăng ký nguyện vọng 2 khi không có khả năng theo học.

Sở GD&ĐT TP Hải Phòng vừa có số Công văn về việc chấn chỉnh một số nội dung về tuyển sinh đầu cấp và định hướng phân luồng học sinh tham gia tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024.
Trước đó Sở GD&ĐT Hải Phòng nhận được thông tin phản ánh tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã tiến hành tuyển sinh đầu cấp khi chưa có văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Hà Nội: Đối tượng nào được hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH?

Từ ngày 01/8/2022, Hà Nội sẽ hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) cho người tham gia trên địa bàn.

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 đã quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.  

Theo đó, đối tượng áp dụng là người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ trường hợp đóng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chương III Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH).

Đồng thời, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phải có đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi;

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;

Người lao động giúp việc gia đình;

Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm);

Người tham gia khác. Cụ thể là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Ha Noi: Doi tuong nao duoc ho tro them tien dong BHXH?
 Tổng mức hỗ trợ đóng BHXH cho người dân Hà Nội. 

Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho một số đối tượng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng hàng tháng như sau:

Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo.

Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo.

Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hàng tháng người tham gia BHXH tự nguyện phải đóng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo Điều 14 và Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH hàng tháng là 30% với người thuộc hộ nghèo, 25% với người thuộc hộ cận nghèo và 10% với các đối tượng còn lại.

Thời gian thực hiện chính sách này từ 1/8/2022 đến hết ngày 31/12/2025. Dự kiến kinh phí hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2022-2025 là khoảng 181,966 tỷ đồng.

Hiện, trên địa bàn Thành phố có 63.700 người tham gia BHXH tự nguyện. Theo chia sẻ của bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng BHXH thành phố Hà Nội, thời gian qua, BHXH Thành phố và BHXH các quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức hỗ trợ tiền đóng, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Thành phố đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn và từng thời điểm, như: Xây dựng cụm panô, áp phích, phát hành tờ rơi; tuyên truyền trên báo chí, hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh, tuyên truyền viên và báo cáo viên cơ sở, bảng tin công cộng); tuyên truyền trên mạng xã hội, các nền tảng công nghệ số, kết hợp giữa tuyên truyền của người có uy tín với các sản phẩm truyền thông, video, clip...

Để tăng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Thành phố, từ đầu năm đến nay, BHXH Thành phố đã phối hợp với Bưu điện Thành phố tổ chức 2 lễ ra quân cao điểm tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, hưởng ứng Tháng BHXH toàn dân…

Từ đó đã phát triển được 905 người tham gia BHXH tự nguyện, 2.676 người tham gia BHYT hộ gia đình.