Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023?

Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh chung tăng lương hưu cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7/2023, mức tăng cao nhất lên tới 20,8%.

Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng đang được lấy ý kiến, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đề xuất tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, theo Bộ LĐTB&XH, ngoài việc thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ chung đối với tất cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, đảm bảo nguyên tắc đóng – hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì việc thực hiện điều chỉnh thêm đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 01/01/1995 mà có mức hưởng dưới 3.000.000 đồng/tháng được xác định là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.
Do đó, Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối, cụ thể: Những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 01/01/1995 sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung mà có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/tháng trở xuống; và tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng.
Bộ LĐTB&XH cho biết, với việc điều chỉnh nêu trên thì dự kiến có khoảng 230 nghìn người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách Nhà nước chi trả với kinh phí điều chỉnh khoảng 330 tỷ đồng.
Luong huu binh quan tang bao nhieu tu 1/7/2023?
Lương hưu bình quân tăng bao nhiêu từ 1/7/2023? (ảnh minh họa: Internet). 
Tổng kinh phí Bộ LĐTB&XH dự kiến cần 15.000 tỷ đồng để thực hiện việc tăng lương hưu từ 1/7 nếu đề xuất được thông qua. Bộ Tài chính đang đề nghị rà soát lại nguồn kinh phí tăng thêm. Bộ LĐTB&XH tính toán, sau điều chỉnh lương của người về hưu do ngân sách chi trả tăng bình quân từ 4,6 lên 5,2 triệu đồng/tháng. Lương hưu của người hưởng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội tăng bình quân 5,6 lên 6,3 triệu đồng/tháng.
Riêng nhóm được đề xuất tăng thêm 20,8%, theo tính toán có khoảng 190.000 người thụ hưởng với kinh phí dự kiến 168 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tăng bình quân 836.000 lên hơn một triệu đồng mỗi tháng; trợ cấp tuất hàng tháng từ 698.000 lên hơn 844.000 đồng.
Góp ý dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh tăng thêm 20,8% trên mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hằng tháng của tháng 6/2023 cho đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (trước ngày 1/1/1995) là phù hợp.
Tuy nhiên, Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 quy định chỉ thực hiện điều chỉnh tăng thêm 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách bảo đảm.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung, làm rõ cơ sở pháp lý đề xuất việc điều chỉnh tăng thêm 20,8% đối với đối tượng nêu trên trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, nguyên tắc đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, vì thế người đóng thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại, người tham gia muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít thì lương hưu sẽ thấp.

Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Bộ LĐ-TB&XH gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan tiếp tục đề xuất bổ sung vào luật để tính lương hưu khi giảm số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm thay vì 20 năm như hiện nay.

Người lao động làm trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hầm lò, vùng khó khăn được nghỉ hưu sớm hơn từ 5-10 năm so với tuổi chung.

Trường hợp đã hưởng BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH tối thiểu để có lương hưu phải 20 năm thay vì 15 năm như những người khác.

Sau khi giảm số năm đóng BHXH, cơ quan soạn thảo đề xuất, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tiền lương tháng đóng BHXH khi đóng đủ 15 năm với nữ, và 20 năm đối với nam; sau đó, mỗi năm đóng được cộng thêm 2%, lương hưu tối đa bằng 75% mức lương đóng.

Dong bao hiem xa hoi 15 nam duoc huong luong huu the nao?

Rút ngắn thời gian hưởng lương hưu, mức hưởng của người lao động sẽ thấp. Ảnh: Thanh Tùng.

Nếu đề xuất trên được thông qua, nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng. Trường hợp người lao động được đóng BHXH chỉ bằng mức lương tối thiểu, trong 15 năm đóng vừa qua, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chỉ 3,8 triệu đồng/tháng, nếu về hưu sẽ được mức lương 1,7 triệu đồng/tháng.

Với nam, nếu tới tuổi nghỉ hưu khi mới tham gia BHXH 15 năm, mỗi năm đóng sẽ được tính bằng 2,25% (do chưa đủ 20 năm đóng để được tính 45% lương), lương hưu được tính bằng 33,75% tiền lương tháng tính đóng BHXH. Nếu cùng mức lương tháng tính đóng BHXH là 3,8 triệu đồng/tháng như nữ, cùng đóng 15 năm, nam về nghỉ hưu sẽ nhận mức lương chưa tới 1,3 triệu đồng/tháng.

Không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp

Nếu đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được thông qua có thể khuyến khích người lao động đóng BHXH đủ thời gian hưởng lương hưu thay vì rút BHXH một lần. Ước tính mỗi năm sẽ tăng từ 10-40 nghìn lao động có lương hưu.

Liên quan đến đề xuất trên, trao đổi với VietNamNet, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, về nguyên tắc, đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, người đóng BHXH thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại một số người tham gia thị trường lao động muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít nên lương hưu thấp.

Ông Huân cũng cho rằng, phương án lương hưu cho người tham gia BHXH dưới 20 năm trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang mang tính cơ học, kiểu tính lùi so với luật hiện hành.

Giải pháp này sẽ dẫn tới tương lai có không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp.

Ở góc độ chuyên gia, ông Huân đề xuất, luật có thể nghiên cứu đưa ra phương án cho người lao động chọn, nếu thời gian đóng BHXH ít, có thể nhận lương hưu mức cao nhưng thời gian hưởng ngắn, hoặc hưởng lương hưu thấp nhưng được nhận tới lúc chết.

Ông Huân cũng băn khoăn về đề xuất mức hưởng lương hưu của nam và nữ khác nhau, để được nhận mức lương hưu bằng 45% mức đóng, nữ chỉ cần đóng BHXH 15 năm, nhưng nam phải mất 20 năm, dù cơ sở đóng như nhau. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo cho người lao động hài hoà về mức đóng và mức hưởng.

Đóng BHXH 15 năm hưởng lương hưu, có ngăn được người lao động rút 'một cục'?

Người lao động mất việc ở tuổi còn khá trẻ, trong khi chờ đến tuổi nghỉ hưu lại dài. Vậy nên việc giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm hưởng lương hưu vẫn khó hạn chế được tình trạng rút "một cục".

Thời gian chờ đến tuổi hưu quá dài