Luật sư Phạm Công Danh đề nghị bà Phấn trả OceanBank... 500 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Tại tòa, Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh đề nghị HĐXX buộc bà Hứa Thị Phấn bồi thường 500 tỷ đồng cho ngân hàng OceanBank.

Sáng nay (18/9), phiên xử đại án OceanBank bước sang ngày làm việc thứ 16 với các phần bào chữa của luật sư đối với các bị cáo. Một trong những phần bào chữa đáng chú ý nhất sáng nay là nhóm 3 luật sư thực hiện “gỡ tội” cho bị cáo Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.
Theo cáo trạng của VKS, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn là đồng phạm với Hà Văn Thắm trong vụ thâu tóm ngân hàng Đại Tín, với nhiều thủ đoạn đã gây thiệt hại lớn cho Oceanbank.
Luat su cua Pham Cong Danh de nghi ba Phan…tra cho OceanBank 500 ty
 Bị cáo Phạm Công Danh.
Cụ thể, đầu năm 2012, khi Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng TMCP yếu kém. Vì muốn thâu tóm một số ngân hàng về Oceanbank, Hà Văn Thắm thỏa thuận với bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng Đại Tín) về việc chuyển giao Đại Tín.
Tuy nhiên, khi phát hiện Đại Tín có một số khoản vay lớn cùng nợ xấu, Thắm đã tìm cách bán lại cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Thanh). Hai bên thỏa thuận, sau khi hoàn tất thủ tục, ông Danh sẽ tiếp nhận điều hành ngân hàng và đổi tên được thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng (VNCB) thì Thắm sẽ nhận được 800 tỷ đồng tiền môi giới.
Để phi vụ chuyển nhượng thành công, Thắm chuyển cho Danh 500 tỷ đồng để dùng trả cho nhóm bà Phấn, dưới danh nghĩa hợp đồng cho vay giữa Oceanbank và Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung. Từ tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung, cơ quan điều tra xác định Oceanbank bị thiệt hại hơn 343 tỷ đồng.
Hôm 14/9, VKS đã đề nghị mức án 16-17 năm tù giam đối với Phạm công Danh về hành vi Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trước tòa vào ngày hôm nay, bào chữa cho Phạm Công Danh, Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng, hiện chưa đủ căn cứ để kết tội Danh đồng phạm với Thắm về tội Vi phạm các quy định về cho vay trong các hoạt động tín dụng.
Luật sư Hoài lý giải rằng, bị cáo Danh không bàn bạc bạc, trao đổi, thỏa thuận gì với Thắm trong việc Oceanbank cho vay tiền nên yếu tố đồng phạm không đủ điều kiện. Do đó, ông Hoài đề nghị HĐXX cho truy nguyên đường đi số tiền 500 tỷ đồng và buộc bà Hứa Thị Phấn chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường 500 tỷ đồng cho Oceanbank cũng như các khoản lãi theo đề nghị của nhà băng này và VKS.

Sau 9.000 tỉ, Phạm Công Danh lại gây thiệt hại 6.000 tỉ

Cơ quan điều tra vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng – VNCB, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (còn gọi là giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh).

Theo kết luận điều tra vừa mới hoàn tất, việc vi phạm quy định về cho vay, cố ý làm trái xảy ra tại bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Ai dính líu đại án 9000 tỷ trước ông Đặng Thanh Bình?

Ngoài ông Đặng Thanh Bình vừa bị khởi tố, cũng đã có hàng chục nhân vật tên tuổi bị cáo buộc có liên quan trong "đại án" 9000 tỷ đồng.

Vụ đại án kinh tế Phạm Công Danh và các đồng phạm trong đại án 9.000 tỷ đồng càng ngày càng làm lộ ra thêm nhiều đầu mối, mà một trong những người mới nhất là nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình.
Ai dinh liu dai an 9000 ty truoc ong Dang Thanh Binh?
 Cảnh sát dẫn giải Phạm Công Danh. Ảnh: Internet.
Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh - bị cáo buộc chỉ đạo cấp dưới rút tiền trái phép của VNCB để trả nợ nhận chuyển nhượng VNCB, trả nợ thay cho Tập đoàn Thiên Thanh và trả tiền hoa hồng cho những người huy động vốn, dẫn đến mất khả năng thu hồi, gây thất thoát 9.000 tỷ đồng.
Ngày 29/7/2014, ba lãnh đạo VNCB gồm ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT), ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc, thành viên HĐQT) và ông Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc Chi nhánh SG, thành viên HĐQT) đã bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 165 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, TP.HCM. Ba ông này tham gia vào bộ máy quản trị ngân hàng từ năm 2013 đến 28/7/2014.
Ai dinh liu dai an 9000 ty truoc ong Dang Thanh Binh?-Hinh-2
 Ông Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank - bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Internet.
Bước sang giai đoạn 2 của đại án Phạm Công Danh, căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 31/7/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.
Cũng ngày 31/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh bắt của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có bị can Trầm Bê (SN 1959) - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và bị can Phan Huy Khang (SN 1973) - nguyên Tổng giám đốc Sacombank.
Ông Trầm Bê nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định ông Trầm Bê đã giúp sức cho bị can Danh vay hơn 1.800 tỷ đồng, cho giải ngân trước, bổ sung hồ sơ sau.
Như vậy, sau các nhân vật như Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc, thành viên HĐQT) và ông Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc Chi nhánh SG, thành viên HĐQT), Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) và bị can Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank), mới đây nhất ông Đặng Thanh Bình - nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cũng bị cáo buộc có liên quan tới đại án 9.000 tỷ đồng.
Dư luận vẫn đang chờ đợi liệu tới đây, còn những ai nữa sẽ bị "gọi tên" trong đại án này?